1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

TPHCM: Kiến nghị sớm tái khởi động dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

(Dân trí) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị UBND TPHCM có ý kiến chỉ đạo sớm khởi động lại dự án chống ngập trị giá gần 10.000 tỷ đồng vì kéo dài việc tạm dừng thì công làm ảnh hưởng đến các hạng mục dưới nước, làm tăng nguy cơ gây xói lở bờ sông, đáy sông, ảnh hưởng an toàn giao thông thủy và chất lượng công trình...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TPHCM vừa có văn bản báo cáo UBND thành phố về việc thay đổi tiêu chuẩn, mác thép chế tạo, lắp đặt cơ khí cửa van dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng.

Báo cáo của Sở NN&PTNT được gửi đi trong bối cảnh dự án tạm ngưng thi công từ tháng 4/2018 vì một số vấn đề như nguồn vốn, việc thay đổi vật liệu thép tại một số cửa cống. Hiện đoàn kiểm tra của UBND thành phố đang tiến hành các thủ tục theo quy định.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tạm ngưng thi công từ tháng 4/2018, gây thiệt hại lớn cho xã hội, riêng doanh nghiệp thực hiện dự án thiệt hại từ 17-20 tỷ đồng mỗi tháng
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tạm ngưng thi công từ tháng 4/2018, gây thiệt hại lớn cho xã hội, riêng doanh nghiệp thực hiện dự án thiệt hại từ 17-20 tỷ đồng mỗi tháng

Theo Sở NN&PTNT, đối với khung quy chuẩn, tiêu chuẩn của dự án, đơn vị thực hiện dự án là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đã thực hiện đầy đủ theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).

Về việc thay đổi vật liệu thép trong quá trình thực hiện dự án, Sở NN&PTNT cho rằng, hướng điều chỉnh này đã giúp giảm kinh phí đầu tư cửa van gần 87 tỷ đồng. Việc sử dụng thép hợp kim chất lượng cao S355 (thép đen) thay cho thép không gỉ SUS304 đã được Sở NN&PTNT phân tích, so sánh, đánh giá kỹ về cơ tính, độ bền, tính kinh tế, tính ăn mòn và khả năng chịu lực… Điều này được thể hiện rõ trong báo cáo gửi UBND thành phố trước đây.

Ngoài ra, trong hợp đồng BT cũng không quy định vật liệu thép phải có nguồn gốc xuất xứ là các nước tiên tiến thuộc nhóm G7 sản xuất.

Theo Sở NN&PTNT, việc thay đổi mác thép ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công là tối ưu hóa sản phẩm thiết kế, đã được tư vấn thẩm tra, đảm bảo về mặt kỹ thuật, kết cấu, tăng khả năng chịu lực, hiệu quả về kinh tế, phù hợp với các quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đã được UBND thành phố phê duyệt trong dự án. Việc thay đổi này cũng được Bộ Xây dựng, UBND thành phố, Kiểm toán Nhà nước thống nhất.

Tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, Sở NN&PTNT kiến nghị UBND thành phố yêu cầu Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 có văn bản báo cáo chấp thuận chủ trương thay đổi vật liệu thép cửa van và chính quyền thành phố chấp thuận chủ trương này.

Trong trường hợp chưa yên tâm về việc thay đổi vật liệu thép như Sở NN&PTNT phân tích, Sở kiến nghị UBND thành phố chấp thuận chủ trương thuê đơn vị tư vấn độc lập có đủ năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực cơ khí để thẩm tra, đánh giá việc thay đổi vật liệu thép.

Dự án chống ngập ngưng thi công gây ảnh hưởng đến giao thông thủy, chất lượng công trình
Dự án chống ngập ngưng thi công gây ảnh hưởng đến giao thông thủy, chất lượng công trình

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT cũng kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo liên danh tư vấn giám sát hợp đồng chấp hành nghiêm túc và không nêu lại trong báo cáo về việc đơn vị thực hiện dự án đã sử dụng tiêu chuẩn thép Trung Quốc GB T1591-2008 hay GB T1591-2015 chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư chấp thuận, do các tiêu chuẩn này đã được phê duyệt trong dự án.

Cùng với đó, không dẫn lại trong báo cáo chỉ dẫn kỹ thuật thi công cơ khí là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 thay đổi nguồn gốc xuất xứ vật liệu thép thuộc nhóm G7 sang thép Trung Quốc. Vì việc nhầm lẫn ghi nguồn gốc xuất xứ vật liệu trong báo cáo kỹ thuật chỉ dẫn thi công cơ khí đã được các đơn vị tư vấn thiết kế đính chính phù hợp theo các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công.

“Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng căn cứ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã được sở NN&PTNT đóng dấu thẩm định, chủ đầu tư đóng dấu phê duyệt để kiểm tra, giám sát theo nhiệm vụ được giao theo hợp đồng tư vấn” – báo cáo của NN&PTNT nêu rõ.

Tại báo cáo này, Sở NN&PTNT kiến nghị UBND TP sớm có chỉ đạo để dự án sớm khởi động vì việc tạm dừng thi công sẽ ảnh hưởng đến các hạng mục dưới nước, làm tăng nguy cơ xói lở bờ sông, ảnh hưởng đến an toàn giao thông thủy cũng như ảnh hưởng chung đến chất lượng công trình và tiến độ dự án.

Quốc Anh