1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

“Thử thách” nước sạch ở vùng cao biên giới

“Khu 7” (Tây Giang, Quảng Nam) là khu vực giáp Lào thường được dân phượt nhắc đến bằng câu nói vui rằng “Bất đáo khu 7 phi hảo hán”. Tuy nhiên, dấu ấn mạnh mẽ nhất trong tôi từ chuyến đi đến thôn Ganil, xã Axan - 1 trong 4 xã thuộc “khu 7” - lại hoàn toàn không phải là cảm giác “hảo hán” kia.

Từng nghe về cách dùng đường ống dẫn nước của người dân vùng núi, tôi không khỏi ngạc nhiên khi vào đến Axan vẫn nhiều lần bắt gặp hình ảnh những em nhỏ hoặc những người phụ nữ vừa địu con vừa mang những bình nước nặng trịch men theo con đường đất ngoằn ngoèo, nhiều dốc đứng nối nhau. Đến thôn Ganil, tận mắt nhìn thấy “đoạn cuối cùng” của “hệ thống dẫn nước” ấy, tôi hiểu ngay lý do: đường ống nước bé xíu, nướcȠthì lúc có, lúc không này là nguồn cấp nước cho mọi sinh hoạt của toàn bộ gần 350 đồng bào Cơ Tu trong thôn!

Nguồn cấp nước cho gần 350 đồng bào Cơ Tu thôn GanilȢ align=center src=
Nguồn cấp nước cho gần 350 đồng bˠo Cơ Tu thôn Ganil

Ở 1.300m trên mực nước biển, thời tiết tại Axan phân rõ thành hai mùa mưa - nắng. Dù thỉnh thoảng xảy ra bão, lũ quét nhưng 6 tháng mùa mưa là lúc đời sống sinh hoạt có phần dễ chịu hơn vì nguồn nước đủ dùng. Trong khi đó, 6 tháng còn lại là lúc các con suối xung quanh, nguồn nước chính cho mọi sinh hoạt trong thôn, hoàn toàn cạn kiệt. Bà Liềng Thị Gườm (81 tuổi) cho biết: “Vào mùa khô, để có nước sinh hoạt, mỗi nhà phải đi bộ để lấy nước từ con suối lớɮ cách thôn hàng cây số.”

Anh Hốih Mia, người dân thôn Ganil, cho biết thêm rằng các gia đình từng dự tính đến việc chung tay xây dựng hệ thống ống dẫn từ con suối lớn về thôn để có nước sinh hoạt. Tuy nhiên, theo số liệu do chính quyền xãȠAxan cung cấp vào tháng 4/2014, tại thôn Ganil có đến 60,49% số hộ là hộ đồng bào nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người của toàn thôn chỉ ước chừng ở mức 7 triệu đồng/năm. Do đó, tổng chi phí xây dựng đường ống ước tính lên đến hàng trăm triệu đồng đã vʰợt quá xa so với khả năng kinh tế của thôn. Vì vậy, chỉ việc quanh năm có nước cho sinh hoạt - một trong những cầu cơ bản nhất cho cuộc sống - vẫn đang là thách thức với đồng bào nơi đây.

Dẫu biết nước sạch không vô tận, nhưng sau chuyến ȑi, tôi càng “thấm” hơn ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn nước. Mỗi người một hành động nhỏ, việc mỗi cá nhân chung tay cùng hành động bằng cách tiết kiệm nước sạch ngay trong sinh hoạt hàng ngày sẽ chính là thành tố quan trọng tạo nên một tương lai không thiếɵ nước sạch cho tất cả chúng ta.


Trước thực trạng nước sạch đang ngày càng trở nên khan hiếm, từ tháng 3/2014, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) tiếp tục khởi xướng chương trình “1 phút tiết kiệm, triệu niềm vui” năm 2014 với chủ đề “CÙNG HÀNH ĐỘNG” nhằm góp phần nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước trong cộng đồng và hỗ trợ mang nước sạch đến những khu vực đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt.
 
Để góp phần vào chuỗi hoạt động ý nghĩa này, hãy “Cùng hành động” tại website www.1phuttietkiemtrieuniemvui.com.vn và fanpagewww.facebook.com/1phuttietkiemtrieuniemvui cùng VBL cam kết tiết kiệm nước sạch, chung tay bảo vệ nguồn nước cho tương lai và đẩy nhanh hành trình mang nước sạch đến vùng “khát”.
Nguồn cấp nước cho gần 350 đồng bào Cơ Tu thôn Ganil



 

Nhi Phan