1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thú chơi trầm "sánh bì" độc đáo ở xứ trầm Khánh Hòa

(Dân trí) - Trầm hương được cho là “tinh hoa của đất trời” kết tinh ban tặng cho con người. Khánh Hòa được ca ngợi là “xứ trầm” không hẳn vì vùng đất này nhiều trầm, khởi sinh nghề “ngậm ngải tìm trầm” mà còn vì nơi đây đang lưu giữ thú chơi trầm kỳ độc đáo được nâng tầm nghệ thuật.

Đầu năm kể chuyện thú “chơi” trầm kỳ của đại gia xứ trầm


Nếu như trước đây, bất kỳ ai muốn có trầm hương bắt buộc phải băng rừng, lội suối vào “thánh địa” của cây dó bầu để tìm kiếm thì khoảng một thập niên trở lại đây, dân “xứ trầm” ở Khánh Hòa, bằng một cách khác là thực hiện việc trồng cây dó bầu và tự “cấy” trầm nhân tạo. Đây được gọi là trầm sánh bì, do con người tạo ra từ lớp vỏ của cây dó bầu, loài cây duy nhất cho trầm.

Nếu như trước đây, bất kỳ ai muốn có trầm hương bắt buộc phải băng rừng, lội suối vào “thánh địa” của cây dó bầu để tìm kiếm thì khoảng một thập niên trở lại đây, dân “xứ trầm” ở Khánh Hòa, bằng một cách khác là thực hiện việc trồng cây dó bầu và tự “cấy” trầm nhân tạo. Đây được gọi là trầm "sánh bì", do con người tạo ra từ lớp vỏ của cây dó bầu, loài cây duy nhất cho trầm.

Để lấy trầm, người ta cưa cây, cắt thành khúc, rồi đẽo ra, phá xác và tỉa sạch thành trầm
Để lấy trầm, người ta cưa cây, cắt thành khúc, rồi đẽo ra, phá xác và tỉa sạch thành trầm
Dân soi (gọt) trầm phải “soi” ít nhất 1 tấn cây dó bầu mới có thể thu được 20kg trầm sạch. Hiện 1kg trầm được thương lái thu khoảng 2 triệu đồng/kg
Dân soi (gọt) trầm phải “soi” ít nhất 1 tấn cây dó bầu mới có thể thu được 20kg trầm sạch. Hiện 1kg trầm được thương lái thu khoảng 2 triệu đồng/kg
Cây dó bầu được trồng ít nhất 10 năm tuổi thì mới được dân “tạo dó” mua lại để “cấy” trầm. Trên cây dó bầu, người ta có thể tạo trầm bằng 2 cách, hoặc từ lớp vỏ hoặc từ lõi của thân sau khi bôi một loại dung dịch đặc biệt vào vết thương của cây do bầu do khoan hoặc đục
Cây dó bầu được trồng ít nhất 10 năm tuổi thì mới được dân “tạo dó” mua lại để “cấy” trầm. Trên cây dó bầu, người ta có thể tạo trầm bằng 2 cách, hoặc từ lớp vỏ hoặc từ lõi của thân sau khi bôi một loại dung dịch đặc biệt vào vết thương của cây do bầu do khoan hoặc đục
Một thân cây dó bầu được tạo trầm nhiều điểm để trưng bày ở xứ trầm Vạn Ninh, Khánh Hòa
Một thân cây dó bầu được tạo trầm nhiều điểm để trưng bày ở xứ trầm Vạn Ninh, Khánh Hòa

Trầm sánh bì.

Trầm "sánh bì".


Khi nói đến kỳ người ta có câu: “Nhất bạch, nhì thanh, tam hắc, tứ huỳnh, kỳ hổ…”. Đối với trầm thì có: “trầm kiến xanh, trầm mắt tử, trầm hột mít…”. Đứng sau trầm gọi là “tốc”, gồm: “tốc bông, tốc đá, tốc ớt, tốc kiến, tốc nước, tốc lọ, tốc gỗ…”.

Khi nói đến kỳ người ta có câu: “Nhất bạch, nhì thanh, tam hắc, tứ huỳnh, kỳ hổ…”. Đối với trầm thì có: “trầm kiến xanh, trầm mắt tử, trầm hột mít…”. Đứng sau trầm gọi là “tốc”, gồm: “tốc bông, tốc đá, tốc ớt, tốc kiến, tốc nước, tốc lọ, tốc gỗ…”.


Giá kỳ bạch khoảng 50 tỷ đồng/kg, nhưng loại này rất hiếm, hầu như đã không còn nữa. Các loại kỳ khác giá từ 4-10 tỷ đồng/kg, tùy loại. Nói chung ngay cả những người làm trầm lâu năm cũng rất khó để xác định chính xác từng loại. Trong ảnh là trầm nhân tạo do con người cấy.

Giá kỳ bạch khoảng 50 tỷ đồng/kg, nhưng loại này rất hiếm, hầu như đã không còn nữa. Các loại kỳ khác giá từ 4-10 tỷ đồng/kg, tùy loại. Nói chung ngay cả những người làm trầm lâu năm cũng rất khó để xác định chính xác từng loại. Trong ảnh là trầm nhân tạo do con người cấy.

Nói về nghề phu trầm, nhiều người vẫn tin rằng có chuyện “ngậm ngải tìm trầm”. Tuy nhiên, thực tế các phu trầm khẳng định họ không hề “ngậm ngải tìm trầm” mà điều đó ám chỉ sự hiểm nguy của cái nghề băng rừng lội suối tìm “tinh hoa của đất trời”
Nói về nghề phu trầm, nhiều người vẫn tin rằng có chuyện “ngậm ngải tìm trầm”. Tuy nhiên, thực tế các phu trầm khẳng định họ không hề “ngậm ngải tìm trầm” mà điều đó ám chỉ sự hiểm nguy của cái nghề băng rừng lội suối tìm “tinh hoa của đất trời”
Người ta cho rằng, trầm hương là “linh khí của trời đất”, chứa đựng nguồn năng lượng phi thường tạo ra sức lực dồi dào, hóa giải hung khí. Ai có trầm - kỳ (trầm hương - kỳ nam) coi như là có của quý và được cất giữ như vật “gia bảo” trong nhà, hoặc đeo bên người để làm bùa hộ mệnh. Trong các sản vật để dâng tiến Vua thì trầm hương là sản vật không thể thiếu
Người ta cho rằng, trầm hương là “linh khí của trời đất”, chứa đựng nguồn năng lượng phi thường tạo ra sức lực dồi dào, hóa giải hung khí. Ai có trầm - kỳ (trầm hương - kỳ nam) coi như là có của quý và được cất giữ như vật “gia bảo” trong nhà, hoặc đeo bên người để làm bùa hộ mệnh. Trong các sản vật để dâng tiến Vua thì trầm hương là sản vật không thể thiếu

Lâu nay Khánh Hòa được ca ngợi là “thủ phủ” trầm hương của cả nước, qua lời truyền tụng: “Khánh Hòa là xứ Trầm Hương/ Non cao biển rộng người thương đi về…”. Thú chơi trầm ở xứ trầm Vạn Ninh, Khánh Hòa đã được nâng lên tầm nghệ thuật

Lâu nay Khánh Hòa được ca ngợi là “thủ phủ” trầm hương của cả nước, qua lời truyền tụng: “Khánh Hòa là xứ Trầm Hương/ Non cao biển rộng người thương đi về…”. Thú chơi trầm ở xứ trầm Vạn Ninh, Khánh Hòa đã được nâng lên tầm nghệ thuật


Ở xứ trầm Khánh Hòa hiện nay, các lò “soi trầm” tập trung nhiều nhất ở các xã của huyện Vạn Ninh như Vạn Thắng, Vạn Bình, Vạn Long… Mỗi lò “soi trầm” ít thì 5-7 lao động, nhiều thì 15-20 lao động. Mỗi lao động bình quân được trả 140.000-160.000 đồng/ngày.

Ở xứ trầm Khánh Hòa hiện nay, các lò “soi trầm” tập trung nhiều nhất ở các xã của huyện Vạn Ninh như Vạn Thắng, Vạn Bình, Vạn Long… Mỗi lò “soi trầm” ít thì 5-7 lao động, nhiều thì 15-20 lao động. Mỗi lao động bình quân được trả 140.000-160.000 đồng/ngày.

Viết Hảo