1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần 2:

“Thành công nhờ thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị”

(Dân trí) - Với tư cách một nhà đồng tổ chức, PGS.TS Dương Văn Quảng - Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng, hội thảo thành công tốt đẹp vì mọi người tôn trọng nguyên tắc: thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị.

“Thành công nhờ thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị” - 1
Đại biểu các nước trong buổi tọa đàm các vấn đề liên quan đến biển đông
 
Sau hai ngày làm việc sôi nổi với hàng chục tham luận, hàng trăm ý kiến thẳng thắn, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về Biển Đông đã bế mạc lúc 16h30 ngày 12/11 - trễ hơn dự kiến 30 phút.
 
Nếu hội thảo Biển Đông lần đầu là dịp để các học giả làm quen với quan điểm, cách tiếp cận, thì lần này, các đại biểu đã trao đổi thẳng vào các vấn đề nhạy cảm. Trên tinh thần dân chủ và thẳng thắn, các tham luận chứa đựng nhiều điều đáng suy nghĩ cho cả giới nghiên cứu lẫn các nhà hoạch định chính sách.
 
Bên cạnh các ý kiến xoáy vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung tại khu vực biển tranh chấp này, câu chuyện về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cũng là một chủ đề rất nóng.
 
“Thành công nhờ thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị” - 2
Những cuộc trao đổi cuối cùng với đại biểu các nước của báo chí
 
Trong phần phát biểu của mình, tướng Daniel Shaeffer (Trung tâm nghiên cứu Châu Á) và PGS. Irik Franckx (Tòa án trọng tài, Trưởng khoa Luật Quốc tế và châu Âu, Đại học Vrije Brussel, Bỉ)  đều phân tích rất rõ sự phi lý của cái gọi là “đường lưỡi bò”. Sự bất hợp lý về cơ sở pháp lý, bản chất của việc công bố “đường lưỡi bò”.
 
Nhắc đến vấn đề cùng khai thác biển Đông, GS. Hasjim Djalal, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á đề nghị cần làm rõ “cùng khai thác chung ở vùng biển nào, hợp tác cái gì, với ai, theo cơ chế nào?”.
 
“Thành công nhờ thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị” - 3
Hội thảo kết thúc tốt đẹp bằng những cái bắt tay thân mật.
 
“Làm thế nào để quản lý, kiểm soát được tranh chấp trong khi chưa có giải pháp lâu dài, công bằng và toàn diện cho Biển Đông” cũng là chủ đề mà nhiều đại biểu đề cập đến.
 
Nhiều đại biểu cũng tranh luận về vai trò và lợi ích của các nước bên ngoài Biển Đông. Dù còn nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng có một thực tế là Biển Đông là vùng biển có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.
 
“Thành công nhờ thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị” - 4
PGS. TS Dương Văn Quảng gửi lời cám ơn và chúc sức khỏe đến các đại biểu.
 
Sự tự do đi lại, an toàn hàng hải phải được đảm bảo trong mọi trường hợp. Biển Đông cũng là vùng biển nửa kín, có hệ sinh thái và môi trường biển đa dạng. Sự bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường biển và hợp tác nghiên cứu khoa học biển cũng là vấn đề vì lợi ích chung không chỉ với các quốc gia trong Biển Đông mà còn cho cả các thế hệ sau của nhân loại.
 
Với cương vị là cơ quan tổ chức, Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam cam kết sẽ báo cáo với các nhà chức trách Việt Nam ý kiến của đại biểu và kết quả hội thảo.
 
Hồng Tâm
(Ảnh: Trung Kiên)