Tháng 7 trở về chiến trường biên giới Vị Xuyên

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 7, mảnh đất Vị Xuyên (Hà Giang) lại đón những đoàn cựu chiến binh trở về cùng ký ức chiến trận đau thương, hào hùng 32 năm trước, để thắp nén hương lên hàng nghìn ngôi mộ đồng đội mãi mãi nằm lại nơi chiến trường chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ quốc.


Mỗi dịp tháng 7 hàng năm, Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên lại đón rất đông các cựu binh từng tham gia chiến trận bảo vệ biên giới 32 năm trước về thăm các đồng đội nằm lại nơi chiến trường. Trong ảnh là các cựu binh của sư đoàn 356 từ các tỉnh thành xa về thắp hương cho đồng đội hôm 12/7.

Tháng 4/1984, quân Trung Quốc chiếm đóng nhiều cao điểm trên lãnh thổ Việt Nam ở Vị Xuyên, Hà Giang. Sư đoàn 356 cùng lực lượng của các sư đoàn 312, 313, 314, 316 được điều động tham gia chiến dịch giành lại các điểm cao đã mất.

Mỗi dịp tháng 7 hàng năm, Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên lại đón rất đông các cựu binh từng tham gia chiến trận bảo vệ biên giới 32 năm trước về thăm các đồng đội nằm lại nơi chiến trường. Trong ảnh là các cựu binh của sư đoàn 356 từ các tỉnh thành xa về thắp hương cho đồng đội hôm 12/7.

Tháng 4/1984, quân Trung Quốc chiếm đóng nhiều cao điểm trên lãnh thổ Việt Nam ở Vị Xuyên, Hà Giang. Sư đoàn 356 cùng lực lượng của các sư đoàn 312, 313, 314, 316 được điều động tham gia chiến dịch giành lại các điểm cao đã mất.


Nghĩa trang Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của hơn 1700 liệt sĩ hy sinh trên mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Nhiều phần mộ ở đây chưa biết tên. Trong ảnh là một cựu binh sư đoàn 313 đang tìm mộ người đồng đội thân thiết ở nghĩa trang.

Trong chiến dịch bảo vệ biên giới ở Vị Xuyên, nhiều trận đánh khốc liệt diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 7/1984 tới đầu năm 1985. Hai bên huy động hỏa lực lớn, giao tranh quyết liệt để giành giật từng cao điểm.

Nghĩa trang Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của hơn 1700 liệt sĩ hy sinh trên mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Nhiều phần mộ ở đây chưa biết tên. Trong ảnh là một cựu binh sư đoàn 313 đang tìm mộ người đồng đội thân thiết ở nghĩa trang.

Trong chiến dịch bảo vệ biên giới ở Vị Xuyên, nhiều trận đánh khốc liệt diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 7/1984 tới đầu năm 1985. Hai bên huy động hỏa lực lớn, giao tranh quyết liệt để giành giật từng cao điểm.


Phải mất khá nhiều thời gian, cựu binh của sư đoàn 313 Lý Mạnh Cường mới tìm thấy mộ người đồng đội thân thiết trong số hơn 1700 ngôi mộ ở nghĩa trang Vị Xuyên. Sau khi thắp hương lên mộ, anh Cường ngồi trầm ngâm rất lâu bên người đồng đội.

Sau những trận đánh khốc liệt giành lại được một số cao điểm ở Vị Xuyên từ cuối năm 1984 tới đầu năm 1985, ta triển khai thế trận phòng ngự bảo vệ, biên giới phía Bắc không ngớt tiếng súng trong nhiều năm tiếp theo.

Phải mất khá nhiều thời gian, cựu binh của sư đoàn 313 Lý Mạnh Cường mới tìm thấy mộ người đồng đội thân thiết trong số hơn 1700 ngôi mộ ở nghĩa trang Vị Xuyên. Sau khi thắp hương lên mộ, anh Cường ngồi trầm ngâm rất lâu bên người đồng đội.

Sau những trận đánh khốc liệt giành lại được một số cao điểm ở Vị Xuyên từ cuối năm 1984 tới đầu năm 1985, ta triển khai thế trận phòng ngự bảo vệ, biên giới phía Bắc không ngớt tiếng súng trong nhiều năm tiếp theo.

Video: Tiếng khóc nghẹn của cựu binh Vị Xuyên tìm mộ đồng đội


Một trong những trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch bảo vệ biên giới diễn ra ngày 12/7/1984. Lực lượng chủ chốt tham chiến là sư đoàn 356 chịu tổn thất lớn, vì thế nên các cựu binh F356 lấy ngày này làm ngày giỗ trận của sư đoàn. Trong ảnh, cựu binh sư đoàn 356 Nguyễn Đình Bang từ Yên Bái về Vị Xuyên dâng nén hương tưởng nhớ các đồng đội hôm 12/7.

Một trong những trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch bảo vệ biên giới diễn ra ngày 12/7/1984. Lực lượng chủ chốt tham chiến là sư đoàn 356 chịu tổn thất lớn, vì thế nên các cựu binh F356 lấy ngày này làm ngày giỗ trận của sư đoàn. Trong ảnh, cựu binh sư đoàn 356 Nguyễn Đình Bang từ Yên Bái về Vị Xuyên dâng nén hương tưởng nhớ các đồng đội hôm 12/7.


Cựu binh của sư đoàn 356 Phạm Quang Hòa chào đồng đội sau khi thắp hương lên mộ liệt sỹ ở nghĩa trang Vị Xuyên.

Cựu binh của sư đoàn 356 Phạm Quang Hòa chào đồng đội sau khi thắp hương lên mộ liệt sỹ ở nghĩa trang Vị Xuyên.


Trong dịp tháng 7, chiến trường xưa trên vùng núi cao ở xã Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang) cũng là điểm đến của các cựu binh sau khi đến viêng thăm đồng đội ở nghĩa trang. Trong ảnh, cựu binh E567 Nguyễn Thanh Lâm (bên phải) cùng đồng đội nhìn về phía các cao điểm ở mặt trận Thanh Thủy, nơi có nhiều đồng đội của họ hy sinh.

Trong dịp tháng 7, chiến trường xưa trên vùng núi cao ở xã Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang) cũng là điểm đến của các cựu binh sau khi đến viêng thăm đồng đội ở nghĩa trang. Trong ảnh, cựu binh E567 Nguyễn Thanh Lâm (bên phải) cùng đồng đội nhìn về phía các cao điểm ở mặt trận Thanh Thủy, nơi có nhiều đồng đội của họ hy sinh.


Vết chân tròn của cựu binh Nguyễn Văn Chương (sư đoàn 356) trên con đường dẫn vào hang Làng Lò ở xã Thanh Thủy. Đây là nơi trú ẩn của hàng trăm cán bộ chiến sỹ trong những ngày tháng chiến trận.

Vết chân tròn của cựu binh Nguyễn Văn Chương (sư đoàn 356) trên con đường dẫn vào hang Làng Lò ở xã Thanh Thủy. Đây là nơi trú ẩn của hàng trăm cán bộ chiến sỹ trong những ngày tháng chiến trận.


Cựu binh Nguyễn Quang Đạo (F356) và cựu binh Dương Đức Họa (E567) ôn lại ký ức chiến trận trong cuộc gặp tình cờ trước cửa hang Làng Lò khi trở về chiến trường xưa.

Cựu binh Nguyễn Quang Đạo (F356) và cựu binh Dương Đức Họa (E567) ôn lại ký ức chiến trận trong cuộc gặp tình cờ trước cửa hang Làng Lò khi trở về chiến trường xưa.


Các cựu binh E567 thắp hương tại một điểm tưởng niệm mới được xây dựng trên cao điểm 468. Phía sau họ là ngọn Núi Đất với cao điểm 1509, nơi diễn ra các cuộc pháo kích, giao tranh khốc liệt 32 năm trước.

Các cựu binh E567 thắp hương tại một điểm tưởng niệm mới được xây dựng trên cao điểm 468. Phía sau họ là ngọn Núi Đất với cao điểm 1509, nơi diễn ra các cuộc pháo kích, giao tranh khốc liệt 32 năm trước.


Các cựu binh ngồi nghỉ bên trong hang Làng Lò, kể lại chuyên vị trí này khi xưa là nơi tiếp nhận các chiến sĩ bị thương được cáng về sơ cứu trước khi chuyển đi tuyến sau.

Các cựu binh ngồi nghỉ bên trong hang Làng Lò, kể lại chuyên vị trí này khi xưa là nơi tiếp nhận các chiến sĩ bị thương được cáng về sơ cứu trước khi chuyển đi tuyến sau.


Cựu binh sư đoàn 356 đang ôn lại những kỷ niệm trước cửu hang Làng Lò.

Cựu binh sư đoàn 356 đang ôn lại những kỷ niệm trước cửu hang Làng Lò.

Hữu Nghị - Quý Đoàn