1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Nghệ An:

Tết bình lặng ở nơi "tận cùng đau khổ"

(Dân trí) - Khi sắc xuân đang tràn ngập các phố phường, cái tết của những mảnh đời “tận cùng đau khổ” ở làng phong da liễu Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu, Nghệ An) vẫn diễn ra bình lặng trong muôn vàn khó khăn thiếu thốn.

Đối với những bệnh nhân phong, đa phần họ đều ăn ở, chờ tết đón xuân trên dường bệnh.
Đối với những bệnh nhân phong, đa phần họ đều ăn ở, chờ tết đón xuân trên dường bệnh.
 
Chờ xuân từ những đoàn từ thiện

Làng phong Quỳnh Lập ẩn mình dưới những tán phi lao, dường như nó được tách biệt với thế giới bên ngoài ồn ào náo nhiệt. Đây là nơi trú ngụ của hơn 230 bệnh nhân phong từ khắp các vùng miền đất nước.

Phải chăng vì thế mà trong khi không khí xuân đang rộn rã khắp các phố phường, đường làng ngõ xóm thì ở đây cuộc sống của họ vẫn diễn ra một cách bình lặng cho dù đã là những ngày cuối cùng của năm cũ và giờ “G” sắp điểm.
Đối với những bệnh nhân phong, đa phần họ đều ăn ở, chờ tết đón xuân trên dường bệnh.
Từ khi bị căn bệnh qoái ác hành hạ, dù ngày hay đêm đối với cụ bà này cũng chỉ là một màu đen. Chân tay không còn nữa cụ ngồi chờ tết với ánh mắt chua cay của số phận.

“Trước kia người ta coi bệnh phong là một căn bệnh cực kì ghê gớm, kinh dị lắm. Những người không may mắc phải căn bệnh này đều bị người đời, thậm chí là người thân trong gia đình xa lánh, hắt hủi, phân biệt. Vì họ nghĩ căn bệnh này là căn bênh chết chóc và có thể lây lan nhanh chóng cho những người xung quanh. Những người mắc bệnh này như chúng tôi khi đó, sống còn khổ gấp vạn lần chết, đúng là sống mà đau khổ đến tận cùng” - cụ Nguyễn Thị Tuyết quê ở Hà Tây cũ bùi ngùi chia sẻ.

Ở làng phong này, hơn 230 bệnh nhân phong đang được điều trị chăm sóc mỗi người đều có một mảnh đời, một câu chuyện đẫm nước mắt khác nhau. Từ khi được cưu mang chăm sóc tại đây, ngoài các dịch vụ y tế, cấp thuốc điều trị bệnh, mỗi bệnh nhân còn được trợ cấp thêm 370.000 đồng/tháng tiền ăn.
 
Khoản tiền đó, với những bệnh nhân nặng đa phần đều bị khuyết tật đi một phần cơ thể, có người còn mất hoàn toàn khả năng lao động, hay không thể tự chăm sóc bản thân, là quá ít ỏi.
 
Cụ Nguyễn Văn Nhường - một bệnh nhân quê ở Lục Ngạn (Bắc Giang) - tủi thân với số phận của mình, chia sẻ: “Mỗi tháng một bệnh nhân được trợ cấp 370 ngàn đồng, ăn cơm rau thường ngày còn chưa đủ nói gì đến việc tiết kiệm mua sắm tết. Đối với những người có con cháu, căn bệnh chưa ăn hết chân tay còn đỡ, chứ những người neo đơn sống một mình tàn tật nặng khổ lắm chú ơi. Tết ở đây chủ yếu trông chờ vào các đoàn từ thiện người ta đến cho cặp bánh chưng với vài lạng thịt gói bánh là mới có tết chứ không thì cũng như ngày thường thôi...”.
 
Đối với những bệnh nhân phong, đa phần họ đều ăn ở, chờ tết đón xuân trên dường bệnh.
Từ những món quà của các đoàn từ thiện cụ ông này đang góp nhặt lại bày biện lên bàn thờ để cúng tết.
 
Nhìn lên cặp bánh chưng xanh đang treo trên chiếc cọc màn lạnh, cụ Đoàn Thị Thùy nói: : “Hôm trước đoàn các sơ về thăm chúc tết mọi người và tặng mỗi bệnh nhân một cặp bánh chưng, tôi còn để dành đó năm mới đến thì mới ăn...”.
 
Đối với những bệnh nhân phong, đa phần họ đều ăn ở, chờ tết đón xuân trên dường bệnh.
Được tặng hai cặp bánh chưng cụ ông này không dám ăn vội, để dành tới năm mới để bóc ra chung vui cùng mọi người.

Tết mới “dám” mua thêm 1 kg khoai tây

Dạo qua một vòng làng phong, thăm tất cả các dãy phòng bệnh nhân, nhìn những người đa phần đều khuyết tật một phần cơ thể tất cả họ đang ngóng tết đợi xuân chỉ với những ánh mắt rầu rĩ, hy hữu lắm mới gặp cảnh gói bánh chưng xanh ở một hộ gia đình.

Đang cần mẫn gói những chiếc bánh chưng để kịp nấu sớm đón giao thừa, cụ Nguyễn Thị Qúy quê ở Phủ Lý, Hà Nam vui vẻ tâm sự: “Về ở đây mấy chục năm rồi, năm nào nhà tôi cũng gói bánh chưng cúng tết, chứ hầu hết những bệnh nhân ở đây họ không gói đâu. Có con có cháu chúng nó làm ăn còn vất vả nhưng cũng dành dụm được đôi đồng mua cân nếp, ít lạng thịt gói cặp bánh chưng chứ nếu một mình tôi với tiền trợ cấp hàng tháng ăn còn không đủ nói gì lo tết...”.
 
Đối với những bệnh nhân phong, đa phần họ đều ăn ở, chờ tết đón xuân trên dường bệnh.
Hi hữu lắm chúng tôi mới bắt gặp không khi tết tại một gia đình bệnh nhân khi họ quây quần bên nhau gói những cặp bánh chưng xanh đón tết.

Tết đến xuân sang đối với cụ Đặng Thị Giát (76 tuổi) quê ở Quảng Bình là việc dám mạnh dạn mua thêm cân khoai tây giá chỉ 12.000 đồng ăn thêm trong năm mới. “Tôi chỉ mua thêm cân khoai tây thôi, chứ thịt thì có đoàn nhà sơ hứa mổ lợn cho 4 - 5 lạng rồi. Mà họ không cho thì cũng đành chịu thôi chứ mua làm sao được...” - cụ Giát chia sẻ thêm.

Để chung tay cho cái tết của các bệnh nhân thêm phần ấm áp, Bệnh viện phong da liễu Quỳnh Lập đã hỗ trợ thêm cho mỗi bệnh nhân 50.000 đồng để ăn tết. Ngoài ra phía lãnh đạo bệnh viện còn tổ chức định kỳ hàng năm các trò chơi dân gian, chương trình văn nghệ tại sân bệnh viện từ ngày mồng 1 đến mồng 3 âm lịch để các bệnh nhân vui xuân đón tết.
Cắt tóc cho nhau chuẩn bị đón xuân mới.
Cắt tóc cho nhau chuẩn bị đón xuân mới.

Bên cạnh đó, vào giờ khắc giao thừa hàng năm, giám đốc và ban lãnh đạo bệnh viện sẽ tới thăm chúc tết từng gia đình bệnh nhân. Đây cũng là một hoạt động định kỳ hàng năm mang giá trị nhân văn sâu sắc, đã được ban lãnh đạo bệnh viện duy trì.

 
Nguyễn Duy - Nguyễn Tình

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm