Tàu ngầm Kilo - “Mãnh hổ rình mồi” ở Biển Đông
Hải chiến hiện đại với không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí, tầm xa công kích, khả năng cơ động, độc lập tác chiến rất cao...
Tàu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tàu chiến trong hạm đội và quân chủng.
Ra đòn bất ngờ, hủy diệt lớn
Hoạt động tác chiến của tầu ngầm trong chiến tranh hiện đại có những đặc điểm nổi bật như sau: Luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất do kẻ thù có thể tấn công rất bất ngờ; Khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn và khả năng sử dụng vũ khí thông thường rất cao; khu vực tác chiến của hạm đội nằm rất xa so với căn cứ hải quân; hoạt động tác chiến điện tử rất mạnh, chủ yếu là tác chiến chế áp sonar, thủy âm; tính phức tạp trong điều hành tác chiến, tổ chức hiệp đồng tác chiến của tất cả các lực lượng vũ trang, trang thiết bị đặc biệt công nghệ hiện đại và đảm bảo hậu cần kỹ thuật của hậu phương.
Tầu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tầu trong hạm đội và quân chủng. Tàu ngầm có thể tham gia các hoạt động tác chiến có hệ thống hoặc các chiến dịch, có thể trong đội hình lực lượng chủ lực hoặc lực lượng chi viện hỏa lực. tiến hành các trận đánh trên biển, tiến hành những đòn tấn công và thực hiện các trận tiến công và phản công.
Các hoạt động tác chiến có hệ thống: Hệ thống các hoạt động tác chiến của tầu ngầm được thực hiện, theo nguyên tắc chung, được thực hiện với một nhóm mục tiêu giới hạn để liên tục tấn công đối phương, phong tỏa mọi hoạt động của chúng và gây tổn thất nặng nề cho đối phương. Trong quá trình tiến hành các hoạt động tác chiến có hệ thống, có thể xảy ra tình huống đứt đoạn các hoạt động thông tin liên lạc trên biển và đại dương, khí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các tuyến vận tải đường biển và đại dương, tiến hành trinh sát, tiêu diệt các lực lượng chống ngầm của đối phương, các tầu ngầm đa nhiệm của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khác.
Hải chiến là hình thức tác chiến chủ yếu của hải quân, trong đó có tầu ngầm, căn cứ vào các mục tiêu, vị trí, thời gian khai hỏa và tiến công, hỏa lực và cơ động của các tàu, các đội, liên đội và liên đoàn, các phân đội với mục đích hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiêu diệt binh lực địch hoặc giáng cho địch những tổn thất nặng nề, buộc địch phải thoái lui, không đạt được mục đích đề ra.
Một trong những nét đặc trưng của của hải chiến hiện đại ngày nay là không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí trên biển, tầm xa công kích được tăng cường, khả năng cơ động rất cao, khả năng độc lập tác chiến và khả năng hải trình và tác chiến rất xa căn cứ của các phương tiện mang vũ khí (tầu chiến các loại), từ đó tầm xa tác chiến trong không gian chiến trường rất rộng. Đồng thời có sự tham gia của hàng loạt các binh chủng và các đơn vị đặc nhiệm tác chiến của hải quân, sử dụng rất nhiều các phương tiện, trang thiết bị quân sự hiện đại.
Trong điều kiện chiến trường hiện nay, tầm tác chiến của các loại vũ khí trang bị trên boong lên đến hàng trăm km tầm xa, do đó không gian một trận hải chiến có thể lên đến hàng trăm km chiều rộng và sâu của chiến trường. Trong tương lai gần, tầm xa công kích của các loại hỏa khí boong tầu càng ngày càng tăng, dẫn đến không gian chiến trường ngày càng rộng lớn hơn, công tác quản lý, quan sát và theo dõi tình huống chiến trường cần đến những phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại.
Nét đặc trưng khác của một trận hải chiến là ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ làm mất khả năng điều khiển, mất kiểm soát các loại vũ khí công kích mục tiêu, buộc các đầu đạn lệch khỏi quỹ đạo chuyển động (ngư lôi, tên lửa) nhắm đến mục tiêu mà chúng phải tiêu diệt.
Tấn công tàu sân bay, khu trục hạm, tàu ngầm địch
Ảnh hưởng to lớn của vũ khí tấn công mục tiêu và triển khai đội hình chiến đấu kịp thời đã rút ngắn lại khoảng thời gian cần thiết dành cho thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, làm tăng cường tốc độ biến đổi tình huống trên chiến trường, diễn biến trận đánh và nhịp độ tác chiến của các bên tham gia hải chiến.
Có thể lấy ví dụ một trận hải chiến là tác chiến giữa phân đội tầu ngầm chiến thuật với tầu tuần dương tấn công của đối phương.
Tên lửa Club công kích chiến hạm từ nhiều hướng.
Đòn tấn công: - Đây là hình thức chiến thuật sử dụng lực lượng của hạm đội, trong đó có thể là tầu ngầm, trong thời gian ngắn nhất bằng hỏa lực mạnh nhất có thể (hạt nhân hoặc thông thường tiêu diệt hoặc làm thiệt hại nặng nề cho đối phương.
Trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay, khái niệm đòn tấn công từ hình thái chiến thuật, chiến dịch đã hình thành hình thái chiến lược ( đòn tấn công chiến lược). Trong tương lai gần ( những năm gần đây) đòn tấn công sẽ là hình thức tác chiến chủ yếu của lực lượng Hải quân – Hạm đội, đặc biệt trong hình thái chiến lược đòn tấn công sẽ là duy nhất, vì chỉ có thể triển khai các đòn tấn công trên không gian chiến trường rộng lớn, khoảng cách đến mục tiêu rất xa, đồng thời triển khai trên nhiều hướng mới có thể cho phép đạt được mục tiêu chiến lược, vì như vậy mới có thể đánh quỵ tiềm năng kinh tế chiến tranh của đối phương. Hoặc đập tan âm mưu, ý đồ tác chiến của đối phương- đòn tấn công nhanh, mạnh, dồn dập vào các hải cảng, căn cứ quân sự hải quân của đối phương bằng tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa, bom, ngư lôi có điều khiển với đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.
Trong hình thái chiến thuật, đòn tấn công có thể xác định khác với giai đoạn trước đây, khi đòn tấn công chỉ là một thành phần của một trận đánh, bao gồm một tập hợp các hoạt động công kích đối phương kết hợp lại trong một nhiệm vụ chiến thuật, đòn tấn công cũng có ý nghĩa tương đương như một trận đánh.
Một tầu ngầm phóng một loạt tên lửa hành trình có thể tiêu diệt được một hoặc một số chiến hạm có lượng giãn nước lớn. Đòn tấn công có thể thực hiện được nhờ vũ khí hiện đại có khả năng công kích trên tầm bắn rất xa và đầu đạn có công suất phá hủy rất lớn, do đó đòn tấn công trong nhiều trường hợp không phải là cuộc đấu tay đôi, mà là tấn công trên một hướng cùng một lúc. Trong một số trường hợp, đòn tấn công theo các mục tiêu trên đất liền cho phép đạt được mục đich chiến lược chỉ bằng một đơn vị chiến đấu (một đơn vị tầu).
Theo phạm vi và nhiệm vụ thực hiện, đòn tấn công có thể là chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; theo tính năng kỹ thuật vũ khí sử dụng có thể là vũ khí hủy diệt lớn ( tên lửa mang đầu đạn hủy diệt lớn) hoặc vũ khí thông thường; theo thời gian có thể là đồng thời cùng một lúc hoặc liên tiếp, theo số lượng các đơn vị tham gia chiến đấu và số lượng mục tiêu cần tiêu diệt có thể là: đòn tấn công đơn độc, đòn tấn công của một đội (nhóm,đoàn) tầu, đòn tấn công có quy mô lớn và đòn tấn công tập trung.
Đòn tấn công đơn lẻ có thể là đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân vào mục tiêu của đối phương trên đất liền, đòn tấn công của đội có thể là đòn tấn công bằng tên lửa hành trình của một đội tầu ngầm vào một đoàn congvoa quân sự của đối phương, đòn tấn công tập trung có thể là đòn tấn công của một phân đội tầu ngầm vào một tầu sân bay chủ lực trong đội tàu sân bay công kích của đối phương.
Công kích - đây là hoạt động cơ động chiến đấu của tầu, của một đội tầu có sử dụng vũ khí vào một mục tiêu trên biển của đối phương. Theo phương án sử dụng vũ khí, công kích có thể là sử dụng ngư lôi, tên lửa hoặc kết hợp cả ngư lôi, tên lửa đồng thời; theo phương pháp thực hiện công kích có thể đơn lẻ, theo đội ( nhóm, đoàn, phân đội cấp chiến thuật) tầu ngầm hoặc liên kết phối hợp. Khi thực hiện nhiệm vụ công kích có thể thực hiện đồng loạt, liên tiếp, từ một hướng hay từ nhiều hướng. Ví dụ; một tầu ngầm đa nhiệm tấn công một tầu ngầm nguyên tử hay diesel khác của đối phương, hoặc ví dụ về công kích đồng thời và liên tiếp lực lượng đổ bộ bằng hình thức chiến thuật phục kích che mành của các tầu ngầm ngư lôi diesel.
Khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, các tầu ngầm có thể sử dụng nhiều hình thức tác chiến.
Các hình thức tác chiến: đó là đội hình và phương thức sử dụng lực lượng và phương tiện của phân đội, liên đội để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong trận đánh. Các hình thức tác chiến nói chung bao hàm: Thứ tự tiêu diệt lực lượng của địch; Hướng tấn công chính và các đòn tấn công dự kiến tiếp theo; Đội hình chiến đấu của phân đội, liên đội và bản chất của cơ động chiến đấu.
Chẳng hạn khi triển khai trận đánh của đội tàu ngầm chống tàu sân bay tấn công của đối phương, trình tự đòn tấn công và công kích của liên đoàn tầu ngầm với tên lửa hành trình và tầu ngầm sử dụng ngư lôi có thể khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chống ngầm và phòng không của nhóm tầu sân bay. Khi gặp lực lượng phòng không của đối phương rất mạnh, nhóm mục tiêu đầu tiên cần phải tiêu diệt là các tầu hộ tống, nhằm giảm khả năng chống tên lửa hành trình tấn công, và ngược lại, khi lực lượng phòng không của đối phương yếu hơn, nhóm mục tiêu đầu tiền có thể khác đi.
Hướng đòn tấn công chính được xác định từ tình huống, mục tiêu nào, khu vực nào cần tấn công để có thể đạt được mục đích của trận đánh nhanh nhất. Khi tiến hành trận đánh chống lực lượng đổ bộ, mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt các tàu đổ bộ, không phải các tầu yểm trợ hoặc chi viện hỏa lực, tầu hộ tống, vì vậy, nhóm mục tiêu chủ yếu tập trung hỏa lực của tầu ngầm sẽ là các tầu đổ bộ, đó cũng là hướng tấn công chính.
Đội hình chiến đấu: Phương pháp xây dựng đội hình (trong mối quan hệ liên kết giữa các tầu, các đơn vị tham gia tác chiến, giữa lực lượng bên ta và bên địch) lực lượng trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực, lực lượng che chắn và các tầu ngầm đơn độc tác chiến để tiến hành trận đánh chống lại lực lượng hải quân đối phương. Đội hình tác chiến cần đáp ứng được ý đồ tác chiến, đảm bảo đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, tập trung được hỏa lực vào hướng lựa chọn và tăng cường được lực lượng. Đảm bảo hiệp đồng tác chiến và điều hành các lực lượng tham gia chiến đấu. Đảm bảo hiệp đồng tác chiến là liên kết phối hợp hành động giữa các lực lượng theo các mục tiêu đã chọn, thực hiện theo nhiệm vụ được giao, vị trí, thời gian và phương pháp thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục đích của trận đánh. Hiệp đồng tác chiến là công tác tổ chức hiệp đồng giữa các tầu ngầm trong một đơn vị, giữa các đơn vị tầu ngầm với nhau và giữa các đơn vị tầu ngầm và các lực lượng khác.
Những mục đích cơ bản của hiệp đồng tác chiến cấp chiến thuật, đó là tăng cường sức mạnh của hỏa lực đòn tần công vào đối phương, giảm tối thiểu khoảng thời gian giữa các đợt hỏa lực, tăng cường độ chắc chắn ổn định của tầu ngầm, thuận lợi điều hành các lực lượng trinh sát, trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực ( phục kích che màn) của tầu ngầm, đảm bảo xác định và chỉ thị mục tiêu cho các tầu ngầm khác, có tầm bắn xa hơn tầm quan sát của các thiết bị quan sát trên boong tầu.
Phục kích tựa “hổ rình mồi”
Vũ khí phương tiện tàu ngầm dùng để tấn công, tiêu diệt đối phương – vũ khí hủy diệt lớn hay vũ khí thông thường, tên lửa hoặc ngư lôi. Tính chất của nhiệm vụ chiến đấu (Ví dụ; quan sát căn cứ hải quân của đối phương, đánh tan và tiêu diệt đoàn công voa quân sự, đổ bộ lực lượng trinh sát đặc nhiệm lên vùng bờ biển của địch, truy tìm tàu ngầm tên lửa của đối phương trong vùng biển rộng…).
Năng lực tác chiến của phân đội là những thông số kỹ chiến thuật về số lượng, chất lượng, xác định khả năng có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao trong trời gian định trước và trong tình huống cụ thể. Năng lực tác chiến của của đơn vị phụ thuộc vào trình độ năng lực kỹ chiến thuật, mức độ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của phân đội, tư tưởng chính trị tinh thần, vũ khí trang bị được biên chế và tình trạng kỹ thuật của vũ khí trang bị, trình độ năng lực chỉ huy và điều hành của lực lượng cán bộ chỉ huy trong biên chế, khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật, đồng thời cũng tính đến khả năng chống trả, phản kích của đối phương và điều kiện, tình huống chiến trường.
Điều kiện địa vật lý – thủy văn môi trường: Có tác động đến lựa chon phương pháp sử dụng tầu ngầm tác chiến, các điều kiện đó có thể là các thành tố sau:
Khoảng cách đến khu vực chiến sự, diện tích không gian trận đánh, khả năng định vị và dẫn đường trong khu vực (độ sâu đáy biển, dòng chảy, khả năng xác định vị trí bằng radar, hệ thống Glonass hoặc GPS.., khả năng định vị bằng các thiên thể (sao, bản đồ sao), hiện tượng thủy văn và điều kiện thời tiết (sóng lớn, sương mù dày đặc, hơi nước , độ bao phủ của mặt băng..)
Khoảng cách xa của khu vực tác chiến làm phức tạp thêm khả năng tổ chức hiệp đồng tác chiến giữa các tầu ngầm, vốn có khả năng hải hành xa và bí mật, với các lực lượng khác. Diện tích rộng lớn của khu vực tác chiến ảnh hượng mạnh đến khả năng tập trung lực lượng đủ để triển khai đòn tấn công quyết liệt. Sự xuất hiện các dòng chảy mạnh, hay thay đổi, gió lớn và biển động dữ dội cũng ảnh hưởng đến khả năng xác định chính xác vị trí tàu ngầm, trời nhiều mây, sương mù, hơi nước nhiều cũng làm giảm khả năng xác định tọa độ của tầu, đặc biệt đối với tầu ngầm tên lửa đạn đạo, hiệu quả đòn tấn cống của tầu ngầm tên lửa phụ thuộc hoàn toàn vào xác định vị trí điểm phóng.
Tàu ngầm có thể tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển theo nhiều phương án. Các đơn vị tàu ngầm xác định khu vực tác chiến, khu vực tác chiến được hiểu là một vùng nước trên biển, trên đại dương, trong khu vực đó, các tầu ngầm hoặc các đơn vị tầu ngầm thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo nội dung nhiệm vụ, khu vực tác chiến có thể có những tên miền khác nhau:
- Khu vực trinh sát tìm kiếm: Trong kế hoạch, quy định giới hạn khu vực mà tầu ngầm được giao nhiệm vụ phát hiện địch.
- Khu vực chạm địch- Khu vực triển khai đội hình chiến thuật trên biển của hải đội tầu ngầm hoặc hải đội tầu binh chủng hợp thành.
- Khu vực hỏa lực- Khu vực tiến hành các hoạt động cơ động của tầu ngầm khi phóng tên lửa hành trình hoặc đạn đạo.
- Khu vực tuần tiễu hỏa lực- Khu vực tầu ngầm cơ động trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, sử dụng vũ khí tấn công khi nhận được mệnh lệnh.
- Khu vực tập kết: Khu vực (vùng) biển, trong khu vực đó tầu ngầm, sau khi hoàn thành hoặc thực hiện nhiệm vụ, chờ đợi bổ xung vũ khí, đạn, cơ sở vật chất và chuyển triển khai cơ động tác chiến sang các hướng chiến đấu khác. Khu vực tập kết thông thường nằm ngoài tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương.
Khu vực tác chiến của tầu ngầm được xác định để tập trung lực lượng, mà ở đó, theo yêu cầu cần thiết của tình huống chiến trường, cấp chỉ huy có thể bố trí các tàu ngầm như hổ phục kích rình mồi. Khu vực tác chiến theo diện tích bề mặt, vị trí bố trí lực lượng và điều kiện địa lý, thủy văn môi trường cho phép các tầu ngầm hoạt động cơ động tốt, có khả năng tránh được lực lượng chống ngầm của đối phương, có khả năng nhanh chóng phát hiện mục tiêu, khả năng sử dụng hiệu quả vũ khí trên boong đánh địch, đồng thời cũng phải bảo đảm tránh được nhiễu loạn điện từ trường và an toàn trước hỏa lực của các lực lượng khác trong tuyến tiếp giáp với các khu vực tác chiến của các lực lượng khác trong và ngoài đơn vị.
Để tránh các khu vực chồng lấn, giữa các khu vực có phân dịnh đường biên giới. Khu vực tác chiến của tầu ngầm được đánh dấu tọa độ các góc (hoặc được đánh dấu bằng tọa độ trung tâm và phương vị các hướng) và theo các bản đồ đặc biệt được chia lưới ô vuông sẽ đánh dấu mã số các ô vuông. Hải hình của khu vực tác chiến phụ thuộc vào điều kiện địa lý (đặc biệt là khu vực tác chiến ven bờ và các khu vực nước nông, quần đảo, khu vực tác chiến cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ vào nhiệm vụ được giao. Trong khu vực biển rộng, đại dương và vùng nước sâu, khu vực tác chiến thông thường là hình chữ nhật.
Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong