1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Súng diệt tăng “khét tiếng” trên chiến trường Việt Nam

Súng SPG-9 là hỏa khí của lực lượng bộ binh, có nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện chiến tranh như xe tăng, xe thiết giáp, các ổ hỏa lực mạnh, vũ khí hạng nặng, xe cơ giới, các công trình quân sự.

Súng chống tăng SPG-9 là loại pháo không giật cỡ nòng 73mm do Liên Xô chế tạo và được đưa vào phục vụ năm 1962 thay thế cho loại súng không giật 82mm B-10.

 

Quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ sử dụng súng SPG-9 hiệu quả trong việc tiêu diệt các phương tiện cơ giới, tăng thiết giáp, phá hủy các công sự cố thủ, ngoài ra SPG-9 thực hiện nhiệm vụ yểm trợ bộ binh như 1 loại hỏa khí đi cùng bắn thẳng. Hiện súng vẫn nằm trong biên chế chính thức của lực lượng bộ binh và bộ binh cơ giới Việt Nam.

 

Súng phóng lựu chống tăng không giật SPG-9

 

Phân đội hỏa lực QĐND Việt
Phân đội hỏa lực QĐND Việt Nam xạ kích bằng súng phóng lựu SPG-9.

 

Súng phóng lựu chống tăng SPG-9 được biên chế vào quân đội Liên bang Xô Viết những năm 1960x, có mặt trong tất cả các lược lượng vũ trang của khối Hiệp ước Quân sự Vacsava và quân đội các nước anh em, trong đó có Quân đội Nhân dân Việt Nam (СПГ — chữ viết tắt của súng chống tăng có giá giữ súng) số hiệu 9 là mã số sản xuất của súng chống tăng tại nhà máy.

 

Súng SPG-9 là hỏa khí đi cùng của lực lượng bộ binh, có nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện chiến trang như xe tăng, xe thiết giáp, các ổ hỏa lực mạnh của địch, các phương tiện chiến tranh như vũ khí hạng nặng, xe cơ giới, các công trình quân sự. Do đặc điểm của vũ khí trang bị cho tổ hỏa lực, vũ khí có khả năng mang vác và cơ động rất cao, đồng thời hỏa lực có thể tăng cường rất mạnh nhờ khả năng cải tiến không hạn chế của các loại đạn.

 

Phân đội hỏa lực QĐND Việt
1- Tay cầm mang vác súng; 2- Nòng súng; 3- Kính ngắm; 4- Nguồn điện của cò điện; 5 Buồng đốt; 6- Tay cầm mở khóa nòng; 7- Bộ phận khóa nòng; 8- Chốt bản lề bộ phận khóa nòng; 9- Loa phụt phản lực; 10- Tay hãm; 11- Tay quay hướng; 12- Ốp bọc nòng súng chống nóng; 13- Bản lề khóa nòng; 14- tay quay tầm; 15- Giá đỡ thân súng; 16- Tay hãm giá súng và càng chân súng; 17- càng chân súng trước; 18 càng chân súng phía sau..

  

SPG-9 là hỏa khí bắn phát một, không giật, là tổ hợp vũ khí đạn phản lực không giật. Hiện tượng không giật của súng được hình thành từ cấu tạo khóa nòng mở, dưới dạng ống phụt, cho phép một phần khí thuốc phụt lại phía sau, ngược hướng với đường bay của đạn.

  

Súng SPG trên giá bánh xe.
Súng SPG trên giá bánh xe.
 
Giá súng SPG 3 chân.

Giá súng SPG 3 chân.

 
Kính ngắm trên súng SPG.

Kính ngắm trên súng SPG.

 
Ống kính ngắm ngày - đêm cải tiến của súng.

Ống kính ngắm ngày - đêm cải tiến của súng.

 

Súng SPG-9 bao gồm có nòng súng với khóa nòng mở, giá giữ súng 3 chân, thiết bị điện để khai hỏa và thiết bị ngắm bắn.
 

Nòng súng của SPG là súng nòng trơn không có rãnh xoắn, được lắp đặt tay cầm để kéo súng khi cơ động, đầu ngắm cơ khí, bộ gá khung thước ngắm và thanh trượt, bộ phận bọc nòng súng, tránh cho xạ thủ không bị bỏng khi bắn, bộ phận cơ khí để tháo đuôi ống phóng sau khi bắn, các bộ phận của thiết bị điện kích nổ liều phóng. Nòng súng được kết nối với bộ phận khóa nòng dưới dạng loa phụt và tay khóa bệ khóa nòng, cho phép mở khóa nòng nạp đạn và đóng khóa nòng.

 

Giá giữ đỡ súng 3 chân có bộ phận điều chỉnh vị trí các chân súng, cho phép thay đổi đường ngắm bắn từ 390 đến 700mm. Trên giá đỡ súng có bộ phận quay tầm và hướng. Để lấy đường ngắm cho súng phóng lựu không giật sử dụng kính ngắm và thước ngắm quang học PRO-9 với độ phân giải lên đến 4x với trường nhìn là 10e, bộ phận kính ngắm được lắp trên giá thước ngắm trên nòng súng.

 

Khai hỏa đạn phóng lựu súng SPG-9 được thực hiện bởi bộ phận cò - kim hỏa điện cơ, nguồn phát điện, khóa an toàn và bộ phận cò nằm ở bộ khung gá súng. Đồng thời, ở bộ phận cò kim hỏa còn có bộ phận chống nổ sớm, khi chưa đóng hết khóa nòng.

 

Để xạ kích từ súng phóng lựu RPG-9 sử dụng loại đạn nổ phá tiêu chuẩn của súng OG-96 khối lượng là 5,5kg, đạn chống tăng hiệu ứng nổ lõm PG-9B khối lượng 4,4kg, đồng thời sử dụng các loại đạn huấn luyện phục vụ cho bắn tập chống tăng (có đầu nổ hoặc không có thuốc nổ) đạn tập và đạn huấn luyện khói khối lượng là 4,4kg. Đạn chống tăng với động cơ đẩy phản lực được phóng ra khỏi nòng súng bằng liều phóng với vận tốc ban đầu là 435m/s, trên đoạn đầu của quỹ đạo đường đạn đạn SPG khởi động động cơ phản lực và tăng tốc lên đến 700m/s. Đây là ưu điểm của loại đạn này nếu so với súng 82mm B-10. Khi bắn, phía sau của súng tạo ra một khoảng nguy hiểm do lửa phản lực của liều phóng với bán khính 30m và góc mở 90o.

 

Các loại vũ khí cải tiến sau này, có ký hiệu là SPG-9N được lắp thiết bị ngắm đêm. Các súng dùng cho lực lượng bộ binh cơ giới SPG-9D (D- đổ bộ) – có giá lắp 2 bánh xe, giá khung lắp bánh xe kéo được lắp vào với bộ phận khung của nòng súng. Súng nâng cấp SPG-9M, được trang bị kính ngắm PGOK-9, tay kéo súng có thể gấp lại, chân trước của bộ giá đỡ súng 3 chân có thể được vặn nâng lên hạ xuống, cho phép tăng cường góc bắn đến 18o, loại súng dành cho lực lượng đổ bộ SPG-9MD có bộ khung càng bánh xe, được lắp vào vị trí lắp của hai càng sau của súng trên bộ giá đỡ súng.

 

Ống kính ngắm ngày - đêm cải tiến của súng.
Bánh xe kéo của súng a- Trục bánh xe; b- Bánh xe; giá đỡ lắp vào gá lắp 2 cành chân súng sau; 1- Khung đỡ phía dưới; 2- Tấm thép hàn khung; 3- Lò xo giảm xóc; 4- Lò xo điều chỉnh; 5- Chốt lò xo; 6 – khung phía trên; 7- Lò xo khóa hãm; 8 – Trục hãm lò xo; 9- Vâu hàn; 10- Ống trục..

 

Tính năng kỹ chiến thuật của súng SPG-9 và SPG-9M. (СПГ-9 và СПГ-9М):

khối lượng (với kính ngắm và không có bánh xe kéo) kg 47,5 (49,7)

Khối lượng giá đỡ súng 3 chân, kg 12 (12,5)

Khối lượng giá kéo súng 2 bánh xe, kg 14,5 (14,8)

Chiều dài đường nòng, m 2,11

Khoảng rộng khi triển khai súng, m 0,99 (1,055)

Chiều cao súng khi ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, m 0,8 (0,82)

Góc bắn.:

- Tầm (không thay đổi vị trí tư thế của giá 3 chân) từ -3 đến +7 (từ -3 đến +18)

- Hướng 30

Khối lượng đạn, kg:

- đạn nổ phá mảnh 3,7

- Đạn xuyên giáp 2,6

Chiều dài viên đạn(liều phóng), m 1,115

Chiều dài đầu đạn, m 0,775

Tầm bắn hiệu quả của đạn xuyên giáp, m 1300

 

Tầm bắn hiệu quả của đạn nổ phá mảnh, m 4500

Thời gian chuyển trạng thái từ cơ động sang sẵn sàng chiến đấu và ngược lại , s 35

Tốc độ bắn thực tế, phát./phút 5-6

Biên chế, 4 (chỉ huy bắn, nạp đạn, xạ thủ chính và chiến sĩ vận tải đạn)

 

Đạn phóng lựu chống tăng PG-9 (ПГ-9)

 

 

Ống kính ngắm ngày - đêm cải tiến của súng.

 

Đạn phóng lựu chống tăng phản lực 73-mm PG-9B với lượng nổ hiệu ứng nổ lõm được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu xe tăng, xe bọc thép, tiêu diệt sinh lực địch và vũ khí trang bị địch trên tầm bắn đến 1300 m. Đạn sử dụng cho tất các các loại súng SPG-9 các thế hệ 73-mm SPG-9, SPG-9M, SPG-9D. (СПГ-9, СПГ-9М, СПГ-9Д).

 

Các bộ phận chính của đạn PG-9B (ПГ-9В) bao gồm có:

 

- Đạn đồng cỡ hiệu ứng nổ lõm PG-9 ПГ-9;

 

- Liều thuốc phóng PG-9P (ПГ-9П);

 

- Đầu nổ điện cảm ứng BP-9 (ВП-9).
 
Ống kính ngắm ngày - đêm cải tiến của súng.

 

a- Bộ phận đầu đạn; b- Thiết bị đầu của bộ phận ngòi nổ; v- Bộ phận kích nổ của ngòi nổ; g- Động cơ phản lực nhiên liệu rắn với cánh ổn định; d- Liều phóng; 1- Vỏ đạn; 2- Chụp đạn khí động học; 3- Ống kim loại dẫn điện; 4- vành đai cách điện; 5- Phễu lõm; 6- Ống kim loại dẫn điện; 7- Khối thuốc nổ; 8- tấm chắn; 9- Vòng đệm kim loại; 10- Ống buồng đốt nhiên liệu; 11- Đáy đạn có tiên ren kết nối; 12- Thuốc cháy chậm dẫn lửa; 13- Nhiên liệu rắn-thuốc phóng; 14- Vách ngăn; 15- Sợi lynon; 16- Ống phụt phản lực; 17- Thanh lắp cánh ổn định chữ thập; 18- Cánh ổn định; 19- Sợi lynon; 20- Lỗ phụt khí thuốc; 21- Đuôi đạn; 22- Ống phụt chéo góc tạo lực quay ly tâm; 23- Ống thép; 24- Băng thuốc phóng; 25- Túi bọc ống phóng bằng vải mịn; 26- Đầu nối liều phóng với đạn; 27- Ống bên trong liều phóng; 28- Thuốc khói; 29- 2 điện cực; 30-Đĩa nhựa tổng hợp; 31- Đĩa chất dẻo senluloit; 32- Vách ngăn; 33- Vòng vành khuyên công tắc nối điện; 34- Lò xo công tắc điện kích nổ.

 

Đạn chống tăng PG-9B có cấu tạo tương tự như đạn phóng lựu chống tăng PG-7B, có điểm khác biệt ở động cơ phản lực, thuốc phóng và đầu nổ. Đạn phóng lựu PG-9S, PG-9S1 có cấu tạo tương tự như đạn phóng lựu đã nâng cấp, cải tiến PG-7S, PG-7S1.

 

Tranh mô phỏng đạn phóng lựu.
Tranh mô phỏng đạn phóng lựu.

 

Động cơ phản lực của đạn PG-9B ПГ-9В nhằm tăng tốc độ của đạn lên Vmax trên quỹ đạo bay và có các bộ phận sau:

 

- Ống đốt nhiên liệu bằng kim loại được tiện ren đầu để lắp với đầu đạn và ống phụt;

 

- Đầu nối để nối ống đốt nhiên liệu với đầu đạn;

 

- Bộ phận phụt khí với bộ phận ổn định (bộ phận ổn định giá chữ thập có sáu cánh ổn định đường bay và 2 lỗ phụt khói vạch đường đạn:

 

- Nhiên liệu rắn cho động cơ là thuốc phóng NDSI nitroglycerin-2k (НДСИ-2к);

 

- Thuốc cháy chậm và bộ phận đánh lửa-VBF-9 (ВПЗ-9);

 

- Đuôi đạn có 2 vấu khóa để lắp liều phóng PG-9P (ПГ-9П).

 

Để định tâm cho đạn khi chuyển động trong nòng súng bộ phận đuôi đạn được làm nhỏ hơn cỡ nòng nhiều lần, ống phụt phản lực có vành loe và 4 lỗ thoát khí. Ống phụt của đạn được bít kín bằng đĩa và miếng đệm.

 

Liều phóng PG-9P được sử dụng để tạo tốc độ ban đầu cho đạn phóng lựu, bao gồm có:

 

- Ống đựng liều phòng, là ống được khoan nhiều lỗ thoát khí với đầu nối (vấu nối để nhanh chóng nối liều phóng với đạn phóng lựu) và đệm với vành khuyên cách điện định vị đạn trong nòng súng;

 

- Kíp điện và hạt lửa DPG-2 (ДРП-2) (58 г) với hai điện cực nằm trong ống đựng liều phóng, một điện cực kết nối với miếng đệm (tiếp +) một điện cực tiếp xúc với vành đai cách điện của liều phóng;

 

- Liều phóng: là thuốc phóng nitroglixerin NBL-62 nằm trong túi đựng bằng vải (khối lượng – 795 g);

 

- Lớp đệm hãm cháy (bao gồm các miếng đệm đĩa nhựa tổng hợp và đệm xenlulo, được đặt giữa đệm đáy của liều phòng và liều thuốc phóng. Lớp đệm có tác dụng tạo lực đẩy ban đầu phóng đạn ra khỏi nòng súng.

 

Bộ phận kích nổ VP-9 nằm ở đầu và cuối của đạn phóng lựu, kích nổ bằng nguồn điện phát sinh do va chạm (bộ phận sinh điện), nổ tức thời, với bộ phận khóa an toàn quán tính, bộ phận kích nổ chỉ mở khóa an toàn sau khi đã bay được từ 2,5 …20m ( có hai nấc khóa an toàn, thời gian tự hủy đạn nếu không nổ là từ 4 – 6 s sau khi bắn.

 
 
Tranh mô phỏng đạn phóng lựu.

a- Bộ phận sinh điện của ngòi nổ; b- Bộ phận sinh điện mặt cắt dọc. 1- Vỏ kim loại bộ phận sinh điện; 2- Đệm cao su; 3- Bộ phận sinh điện do va chạm; 4- Đệm cách điện; 5- Chụp màng bảo vệ; 6- Chụp an toàn bộ phận sinh điện; 7- Chốt khóa an toàn bộ phận sinh điện; 8- Đai rút chốt an toàn.

 
 
Tranh mô phỏng đạn phóng lựu.

a- Hình dáng chung của bộ phận kích nổ; b- Bộ phận kích nổ mặt cắt dọc; g- Sơ đồ mạng điện; 1- Kíp nổ điện; 2- Quả trục trọng lực; 3- Khóa hãm an toàn bằng thuốc cháy; 4- Thuốc cháy nén; 5- Thuốc nổ nhạy của kíp nổ; 6- Hạt lửa nhạy cháy; 7- Vỏ ngòi nổ; 8 Vỏ kíp nổ điện.

 

Bộ phận khóa an toàn quán tính được sử dụng để khóa an toàn đầu kích nổ đạn, giữ cho quả trọng lực và các chi tiết của đầu nổ không hoạt động cho đến khi đạn được phóng ra khỏi nòng súng. Bộ phận khóa an toàn quán tính được lắp trong 1 ống nằm ở phía bên của vỏ bộ phận đầu nổ (ngòi nổ) và có:

 

- Chốt hãm – thanh kim loại có xẻ rãnh;

 

- Lò xo khóa an toàn;

 

- hai viên bi an toàn: một viên nằm ở trong rãnh của thanh khóa an toàn, viên thứ 2 nằm ở khuyết lõm quả trọng lực:

 

Hoạt động của đạn phóng lựu chống tăng PG-9V (ПГ-9В)

 

Sau khi bóp cò, dòng điện từ bộ phận cò điện truyền qua vòng tròn cách điện và đệm sau đuôi đạn, truyền điện vào 2 điện cực làm cháy hạt lửa, hạt lửa qua các lỗ của ống hạt lửa đốt cháy thuốc phóng. Dưới áp lực khí thuốc cháy, đạn phóng lựu bị tách ra khỏi liều phóng và lao về phía trước theo nòng súng cùng với vận tốc tăng lên. Khi đó lửa của thuốc phóng bốc cháy sẽ đốt những miếng đệm ở đuôi liều phóng và thoát khí ga ra ngoài, khí thuốc qua ống phụt phản lực sẽ làm cân bằng áp lực của đạn giật về phía sau. Một phần khí thuốc, chạy qua các lỗ của đuôi đạn, sẽ làm cho đạn quay trong nòng súng.

 

Khi đạn bay ra khỏi nòng từ 10 – 20 m, thuốc cháy chậm trong ống phóng động cơ phản lực sẽ dẫn lửa đến nhiên liệu rắn của động cơ phản lực, làm nhiên liệu bốc cháy, phản lực phụt về phía sau sẽ tăng tốc độ ban đầu của đạn là 435m/s lên đến tốc độ cực đại 700m/s. Tiếp theo đạn phóng lựu bay theo động năng quán tính, ổn định đường bay bằng cánh ổn định và quay xung quanh trục của đạn, cho đến khi đập vào vật cản và phát nổ.

 

Hoạt động của bộ phận kích nổ VP-9

 

Trong điều kiện thông thường thanh chốt quán tính được giữ ở vị trí trung gian bằng viên bi thứ nhất, viên bị được giữ trong rãnh của trục lò xo, viên bị thứ 2 hãm quả trọng lực với kíp nổ điện, viên bị được giữ không bị trượt xuống phía dưới bằng phần đầu của chốt lò xo.

 

Khi đạn được bắn ra khỏi nòng súng, dưới tác dụng của lực quán tính, quả trọng lực sẽ lùi lại và viên bi thứ nhất sẽ rơi ra khỏi rãnh và rơi vào bên trong của bộ phận kích nổ. Sau khi lực quán tính kết thúc, quả trọng lực dưới tác dụng của lò xo sẽ đẩy lên phía trên, viên bi thứ 2 nằm trong rãnh trượt lên phía trên, giải phóng quả trọng lực (mở khóa an toàn thứ nhất). Khi thuốc cháy hãm an toàn bốc cháy hết, quả trọng lực di chuyển vào giữa và giải phóng khóa an toàn thứ 2) hoàn thành chu trình khởi động bộ phận gây nổ. Khi đạn đập vào vật cản, bộ phận sinh điện sẽ phát sinh nguồn điện áp và kích nổ kíp điện, gây nổ tức thời. Khi nổ phá, các mảnh đạn sẽ văng ra với bán kính lên đến gần 200m. Trong trường hợp không đập vào vật cản sau từ 4 đến 6 s, tia lửa sẽ đốt cháy hết thuốc cháy chậm trong bộ phận gây nổ sẽ kích nổ kíp và đạn nổ theo cơ chế tự hủy. Quá trình hoạt động của bộ phận gây nổ VG-9 tương tự như bộ phận gây nổ của đạn chống tăng VG7.

 

Khi bắn, khí thuốc phóng và các mảnh của đĩa đệm nhựa tổng hợp sẽ bị phụt về phía sau, tạo ra một khoảng nguy hiểm có góc mở là 90o và bán kính là 30m. Phía sau 7m không được phép có vật cản. Các loại đạn PG9 (ПГ-9)

 

Đạn PG9V ( ПГ-9В) (mã số GRAU-7P3 (ГРАУ — 7П3) với đạn nổ lõm PG-9 (ПГ-9)

 

Đạn PG9S ( ПГ-9ВС (mã số GRAU-714 — 7П14) với đạn nổ lõm PG-9S ( ПГ-9С)

 

Đạn PG9S1( ПГ-9ВС1) (mã số GRAU-7P20 — 7П20) với đạn nổ lõm PG-9S1( ПГ-9С1

 

Đạn nổ phá mảnh OG9 (ОГ-9).

 
Tranh mô phỏng đạn phóng lựu.
 

Đạn nổ phá mảnh OG-9 được sử dụng để tiêu diệt binh lực, sinh lực đich, tiêu diệt các ổ hỏa lực của đối phương trên tầm bắn đến 1000m và tiêu diệt địch co cụm trên khoảng cách đến 4500 m. Các bộ phận chính của đạn phóng lựu OG-9V là:

 

- Đạn nổ phá mảnh OG9 (ОГ-9);

 

- Liều phóng OG-9P (ОГ-9П);

 

- Bộ phận kích nổ GO-2 (ГО-2).

 
Tranh mô phỏng đạn phóng lựu.
 

Đạn phóng lựu nổ phá OG-9 (ОГ-9) có cấu tạo vỏ đạn làm từ gang dẻo phía trong có thuốc nổ phá khối lượng 735g loại TNT và bộ phận ổn định quỹ đạo đường đạn:

 

- Ống thuốc phóng được khoan hàng lỗ thoát khí vuông góc với nhau và có tám cạnh cánh cố định nổi lên, trên cánh các đường cắt xiên để đạn quay quanh trục khi bay trong không khí;

 

- Đuôi ống phóng có bộ phận mấu kết nối với liều phóng và vạch đường. Đạn phóng lựu OG-9M, ОГ-9М, khác với đạn OG-9, sử dụng gang có độ bền cao và thuốc nổ TNT (TD50) khối lượng 660g. OG-9M1 vỏ gang có độ bền cao sử dụng thuốc nổ loại TNT (690g).

 

Liều phóng đạn OG-9P theo cấu tạo và hoạt động tương tự như liều phóng của đạn PG-9P, nhưng khối lượng thuốc phóng NBL-42 (НБЛ-42) nhỏ hơn– 780g.

 

Để tăng cường khả năng giữ chắc đuôi đạn khi bay trong không khí, trên ống phóng đạn có đặt vòng xuyên kẹp với các khuyết hình chữ T. Tại vị trí lắp đai vòng xuyến có khoan 2 lỗ. Khi thuốc cháy của kíp nổ cháy, lửa sẽ phụt qua hai lỗ khoan, làm biến dạng các mấu của đai khóa vòng xuyến, khóa cứng đuôi đạn với đầu đạn của đạn OG-9. Đảm bảo khi đạn phóng ra khỏi nòng súng mang theo cả ống đuôi đạn đã khoan lỗ. Các loại đạn PG9P sau này cũng sử dụng các đai vòng xuyến như vậy để giữ đuôi đạn, không xảy ra trường hợp đạn đã phóng đi nhưng đuôi đạn bị cắt ở lại.

 

Đầu nổ OG-2 là loại đầu nổ lắp trên đầu đạn, nổ tức thì và theo lực quán tính. Đầu nổ có 1 lần khóa an toàn bảo vệ, khóa an toàn được tháo và đầu nổ được kích hoạt khi đạn đã bay ra khỏi nòng súng từ 2,5 – 18m. Để bảo vệ độ kín khít của đầu đạn, trên đầu nổ có lớp màng bảo vệ, để bảo vệ lớp màng đó, trên đầu đạn có lắp chụp bảo vệ đầu đạn với chốt giữ an toàn. Trước khi nạp đạn cần tháo chốt khóa và tháo nắp bảo vệ đầu nổ. Ngòi nổ phá OG-9 bao gồm có:

 

- Vỏ đầu nổ hình côn với kíp nổ;

 

- Bộ phận khởi động đầu nổ tầm xa, chạm nổ và kích nổ xuyên chéo.

 

Bộ phận cơ khí quán tính được sử dụng để kích hoạt đầu nổ sẵn sàng chiến đấu trong khoảng cách 2,5 – 18m tính từ mặt cắt của nòng súng và có: vỏ ngòi nổ với các rãnh cắt chuyên dụng, lò xo của vỏ đạn, bi khóa và 4 viên bi khóa an toàn. Các rãnh cắt trên thành của vỏ ngòi nổ có dạng hình ziczag, xuyên thấu qua và đường thẳng..

 

Bộ phận kim hỏa được sử dụng để kim hỏa đập vào hạt lửa của kíp nổ khi va chạm với vật cản và có tác dụng hoạt động tức thì, quán tính. Bộ phận kim hỏa bao gồm có Nắp đầu kim hỏa, quả trọng lực với chốt khóa ngang và rãnh, kim hỏa, vỏ kim hỏa và lò xo hình côn.

 

Bộ phận quán tính bao gồm có: bạc đệm, ống chưa kíp nổ và đệm bảo vệ.

 

Bộ phận kích nổ xuyên chéo là là bộ phận dùng để kích nổ đạn khi gập vật cản với góc chéo va chạm lớn hơn 8 độ, bộ phận bao gồm có ống định hướng hình côn kết nối với ống chứa kíp nổ, vòng xuyến định hướng hình côn và thuốc nổ mồi. Để cho bạc quán tính không chuyển động, vòng xuyến được giữ bằng lò xo nén và cạnh của ống chứa kim hỏa.

 

Hoạt động của ngòi nổ GO-2 (ГО-2)

 

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, ngòi nổ được bảo vệ bằng 4 viên bi an toàn, giữ cho vỏ của ngòi nổ không tụt xuống phía dưới đập vào kim hỏa và kích nổ kíp nổ.

 

Khi bắn, dưới tác dụng của lực quán tính, vỏ của bộ phận kích hoạt đầu nổ quán tính dưới tác dụng của lực nén sẽ thắng lò xo lực cản, chạy lùi xuống phía dưới, đồng thời chốt ngang chạy theo vỏ bộ phận quán tính theo rãnh trên quả trọng lực, chốt ngang sẽ chạy theo rãnh dọc trên vỏ của bộ phận ngòi nổ. Viên bi đỡ sẽ chạy theo vỏ của bộ phận kích nổ tức thời theo rãnh trên quả trọng lực và rơi vào bên trong bộ phận kích nổ.

 

Khi lực quán tính kết thúc, vỏ bộ phận kích nổ tức thời dưới tác dụng của lò xo, sẽ được đẩy lên theo trục của quả trọng lực và giải phóng 4 viên bi khóa an toàn. Đồng thời chốt chặn, chuyển động theo đường thẳng, sau đó sẽ chuyển động theo đường dích dắc. Giữ chậm chuyển động của vỏ bộ phận kích nổ tức thời trong khoảng 0,01 – 0,02s, đảm bảo cho kích hoạt ngòi nổ khi đạn đã bay ra khỏi ngòi nổ không sớm hơn 2,5m. Sau khi 4 viên bi an toàn đã rơi khỏi vị trí, giữa đầu kim hỏa và hạt lửa của kíp nổ chỉ còn cách nhau có lò xo hình côn và đệm an toàn.
 
Tranh mô phỏng đạn phóng lựu.
1- Ca đáy ngòi nổ; 2- vành đai hãm có vấu; 3- Nắp chụp thuốc cháy; 4- Bạc quán tính; 5- Lò xo; 6- Liều cháy hạt lửa; 7- Vỏ hạt lửa; 8- Ống lót; 9- Lò xo; 10- chốt vành khuyên khóa hãm; 11- Vỏ kíp; 12- bi hãm; 13- Quả trục trọng lực; 14- Chốt kim hỏa; 15- Đệm chống nước; 16- Chụp an toàn ngòi nổ; 17- Chụp đệm; 18- Đầu kim hỏa; 19- Đai tháo chụp an toàn; 20- Lò xo an toàn; 21- Kim hỏa; 22- Đệm lót kim hỏa; 23- Bi khóa an toàn chống khởi động sớm; 24- Miếng đệm; 25- Bạc đệm; 26- Miếng đệm an toàn cho hạt lửa; 27- Vỏ ngòi nổ; 28- Ống lót dẫn hướng lửa; 29- Chụp thuốc cháy; 30- Ca thuốc cháy; Kíp nổ.

 

Khi đạn đập vào vật cản, dưới tác dụng của lực va chạm, quả trọng lực chuyển động xuống phía dưới, nén lên lò xo côn, kim hỏa dưới tác động của quả trọng lực đâm vào hạt lửa, làm cháy thuốc nổ mồi, thuốc nổ mồi cháy sẽ xuyên qua khoảng cách giữa kíp nổ và ngòi nổ, kích nổ kịp và đầu đạn.

 

Khi đạn chạm vật cản với góc chạm lớn hơn 8o, Bạc quán tính xoay chéo góc về phía hướng chạm, đè lên ống định hướng về phía kim hỏa, kim hỏa đâm vào hạt lửa và kích nổ kíp, kíp nổ gây nổ đạn.

 

Khi bắn đạn không kịp mở nắp bộ phận gây nổ, bộ phận kích nổ sẽ hoạt động nhờ lực quán tính va đập, đẩy ống đựng hạt lửa – kíp về phía mũi kim hỏa, kích nổ đầu đạn phóng lựu.

 

Các loại đạn OG-9 (ПГ-9)

 

Đạn OG-9V ( ОГ-9В) (mã hiệu GRAU - 7P4 — 7П4) đạn nổ phá mảnh OG-9 (ОГ-9)

 

Đạn OG-9VM (ОГ-9ВМ) (mã hiệu GRAU - 7P4M — 7П4М) đạn nổ phá mảnh OG-9M (ОГ-9М)

 

Đạn OG-9VM1 (ОГ-9ВМ1) (mã hiệu GRAU7P4M1 — 7П4М1) đạn nổ phá mảnh OG-9M (ОГ-9М1)

 

Theo Trịnh Thái Bằng

Tiền phong