Sức mạnh của một dân tộc
Khác nào một phản ứng dây chuyền, mệnh lệnh khởi nghĩa như được phát ra từ trái tim yêu nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”(1). Và cả dân tộc đã đứng lên.
Từ ngày 14/8 đến 18/8/1945, nông thôn ở Đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận các tỉnh miền Trung và một phần miền Nam đã giành được chính quyền. Theo GS Tương Lai
Lao động
Ngày 19/8, ở Hà Nội, ngày 23/8 ở Huế cùng lúc với các thị xã Bắc Cạn, Hoà Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai, Tân An, Bạc Liêu.
Và ngày 25/8, ở Sài Gòn, cùng lúc với Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Biên Hoà, Tây Ninh, Bến Tre…
Cần nhớ rằng, chiều dài đất nước ta từ Bắc vào Nam là hơn 1.650km, từ đông sang tây nơi rộng nhất là 600km, nơi hẹp nhất là 50km, buổi ấy lại chưa có điện thoại di động, thế mà chỉ 15 ngày, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên toàn quốc.
"Người lên như nước vỡ bờ.
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!(2)
Liệu ánh "sáng lòa" này có phải là "ánh sáng tỉnh thức" mà đại văn hào Pháp V.Hugo từng nói đến không: "Ánh sáng, ánh sáng! Biết đâu đấy, những khối u minh dày đặc ấy lại không trở thành trong suốt. Những cuộc cách mạng chẳng phải là những cuộc thay hình đổi dạng là gì?".
Chính cách mạng đã biến cát thành pha lê, cái thứ cát mà bạn đang xéo dưới chân kia, "hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ trở thành pha lê rực sáng". Và rồi V.Hugo đòi hỏi: "Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như gió lốc. Cái đám quần chúng kia có thể trở nên phi thường, tuyệt vời".
Nhưng muốn thế thì phải biết "khai thác các đám cháy mênh mông những nguyên lý, những đạo đức đôi khi tóe lửa, chói lòa, rung động trong những giờ phút nào đó". Nguyên lý "tóe lửa, chói lòa" đó là gì nếu không phải là "quần chúng làm nên lịch sử"! Vì thế mà đại văn hào khẳng định: "Hãy nhìn qua dân chúng, bạn sẽ nhìn thấy chân lý"!(3).
Cái hợp lực tạo ra sức mạnh của một dân tộc, viết nên những trang hào hùng của lịch sử dân tộc, chính là quần chúng nhân dân: Những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ. Chỉ ra được thời điểm ấy chính là người đem lại "ánh sáng tỉnh thức" như V.Hugo đã nói! Ánh sáng ấy đến từ "bộ phận tinh hoa" của nhân loại nói chung và của dân tộc nói riêng.
Thế nhưng, "ngay cả những tư tưởng thiên tài của những vĩ nhân, liệu chúng ta có chắc chắc rằng những tư tưởng ấy có chuyên nhất là công trình của riêng họ không? Hẳn nhiên bao giờ chúng cũng được sáng tạo bởi những con người đơn độc; nhưng hàng nghìn hạt bụi mới tạo thành phù sa và chính từ phù sa ấy, những tư tưởng mới nảy mầm. Phải chăng chính tâm hồn của những đám đông đã hun đúc nên chúng.(4)
Cho nên, khi nói đến bộ phận tinh hoa của dân tộc chính là nói đến sự kết tinh của sức mạnh của khối quần chúng nhân dân vĩ đại trong họ, lực lượng làm nên lịch sử.
Và đó mới chính là biện chứng của lịch sử. Cách mạng Tháng Tám là minh chứng sống động của quy luật biện chứng ấy.
___________________
1. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 3. NXBCTQG .Hà Nội, 1995, tr.554
2. Nguyễn Đình Thi. Bài thơ "Đất nước".
3. Victor Hugo. "Những người khốn khổ". NXBVNTPHCM.1999, tr.358, 359
4. Gustave Le Bon. "Tâm lý học đám đông". NXB Tri Thức.2008 tr.18
Và ngày 25/8, ở Sài Gòn, cùng lúc với Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Biên Hoà, Tây Ninh, Bến Tre…
Cần nhớ rằng, chiều dài đất nước ta từ Bắc vào Nam là hơn 1.650km, từ đông sang tây nơi rộng nhất là 600km, nơi hẹp nhất là 50km, buổi ấy lại chưa có điện thoại di động, thế mà chỉ 15 ngày, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên toàn quốc.
"Người lên như nước vỡ bờ.
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!(2)
Liệu ánh "sáng lòa" này có phải là "ánh sáng tỉnh thức" mà đại văn hào Pháp V.Hugo từng nói đến không: "Ánh sáng, ánh sáng! Biết đâu đấy, những khối u minh dày đặc ấy lại không trở thành trong suốt. Những cuộc cách mạng chẳng phải là những cuộc thay hình đổi dạng là gì?".
Chính cách mạng đã biến cát thành pha lê, cái thứ cát mà bạn đang xéo dưới chân kia, "hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ trở thành pha lê rực sáng". Và rồi V.Hugo đòi hỏi: "Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như gió lốc. Cái đám quần chúng kia có thể trở nên phi thường, tuyệt vời".
Nhưng muốn thế thì phải biết "khai thác các đám cháy mênh mông những nguyên lý, những đạo đức đôi khi tóe lửa, chói lòa, rung động trong những giờ phút nào đó". Nguyên lý "tóe lửa, chói lòa" đó là gì nếu không phải là "quần chúng làm nên lịch sử"! Vì thế mà đại văn hào khẳng định: "Hãy nhìn qua dân chúng, bạn sẽ nhìn thấy chân lý"!(3).
Cái hợp lực tạo ra sức mạnh của một dân tộc, viết nên những trang hào hùng của lịch sử dân tộc, chính là quần chúng nhân dân: Những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ. Chỉ ra được thời điểm ấy chính là người đem lại "ánh sáng tỉnh thức" như V.Hugo đã nói! Ánh sáng ấy đến từ "bộ phận tinh hoa" của nhân loại nói chung và của dân tộc nói riêng.
Thế nhưng, "ngay cả những tư tưởng thiên tài của những vĩ nhân, liệu chúng ta có chắc chắc rằng những tư tưởng ấy có chuyên nhất là công trình của riêng họ không? Hẳn nhiên bao giờ chúng cũng được sáng tạo bởi những con người đơn độc; nhưng hàng nghìn hạt bụi mới tạo thành phù sa và chính từ phù sa ấy, những tư tưởng mới nảy mầm. Phải chăng chính tâm hồn của những đám đông đã hun đúc nên chúng.(4)
Cho nên, khi nói đến bộ phận tinh hoa của dân tộc chính là nói đến sự kết tinh của sức mạnh của khối quần chúng nhân dân vĩ đại trong họ, lực lượng làm nên lịch sử.
Và đó mới chính là biện chứng của lịch sử. Cách mạng Tháng Tám là minh chứng sống động của quy luật biện chứng ấy.
___________________
1. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 3. NXBCTQG .Hà Nội, 1995, tr.554
2. Nguyễn Đình Thi. Bài thơ "Đất nước".
3. Victor Hugo. "Những người khốn khổ". NXBVNTPHCM.1999, tr.358, 359
4. Gustave Le Bon. "Tâm lý học đám đông". NXB Tri Thức.2008 tr.18
Lao động