1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Sức hấp dẫn vượt thời gian của tò he

(Dân trí) - Con giống bột (tò he) là một trong số ít những món đồ chơi dân gian vẫn còn sức hấp dẫn đối với trẻ em ngày nay. Những con vật nhỏ xinh, nặn bằng bột nhiều màu sắc và dễ cầm nắm thường được trẻ nhỏ lựa chọn mỗi dịp vui chơi tết Trung thu. Truyền thống là hình trâu, chuột, chó, gà, lợn hay lính tốt đỏ, vua, quan... với đường nét cổ nguyên bản. Nhưng cũng có những mẫu mã và cải tiến để chiều lòng thị hiếu.


Một không gian văn hóa đậm nét truyền thống được mở tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội trưng bày giới thiệu làng nghề chuyên làm con giống bột Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đồ chơi con giống bột có 2 loại chính: loại được làm bằng bột hoành tinh pha bột nếp rồi khi khô được quang dầu cho bóng; loại còn lại được làm bằng bột tẻ pha ít bột nếp sau khi chơi đêm rằm xong có thể hấp lên ăn được.

Một không gian văn hóa đậm nét truyền thống được mở tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội trưng bày giới thiệu làng nghề chuyên làm con giống bột Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đồ chơi con giống bột có 2 loại chính: loại được làm bằng bột hoành tinh pha bột nếp rồi khi khô được quang dầu cho bóng; loại còn lại được làm bằng bột tẻ pha ít bột nếp sau khi chơi đêm rằm xong có thể hấp lên ăn được.


Vào khoảng năm 1984, Phú Xuyên hồi sinh mạnh mẽ loại đồ chơi này sau một thời gian dài mai một. Các vị lão làng như cụ Thống Hàng, cụ Đặng Xuân Hạ, cụ Nguyễn Văn Tố... quyết định thoát khỏi khuôn khổ lễ hội Trung thu và hướng mục tiêu đến đối tượng rộng lớn hơn để có thể sống quanh năm. Trong ảnh là chị Nguyễn Thị Tính (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội) đang trình diễn nặn con giống bột.

Vào khoảng năm 1984, Phú Xuyên hồi sinh mạnh mẽ loại đồ chơi này sau một thời gian dài mai một. Các vị lão làng như cụ Thống Hàng, cụ Đặng Xuân Hạ, cụ Nguyễn Văn Tố... quyết định thoát khỏi khuôn khổ lễ hội Trung thu và hướng mục tiêu đến đối tượng rộng lớn hơn để có thể sống quanh năm. Trong ảnh là chị Nguyễn Thị Tính (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội) đang trình diễn nặn con giống bột.


Các loạt bột nhiều màu sắc và những dụng cụ đơn giản để tạo ra những con giống bột hấp dẫn trẻ nhỏ. Những con chim cò (con giống bột, hay tò he) dần mở rộng sự xuất hiện trong các nghi thức tâm linh như hầu đồng, mâm trầu cau để cúng rằm hay giỗ chạp.

Các loạt bột nhiều màu sắc và những dụng cụ đơn giản để tạo ra những con giống bột hấp dẫn trẻ nhỏ. Những con "chim cò" (con giống bột, hay tò he) dần mở rộng sự xuất hiện trong các nghi thức tâm linh như hầu đồng, mâm trầu cau để cúng rằm hay giỗ chạp.


Con giống bột vượt ra khỏi Phú Xuyên lên Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận, từ đó khôi phục lại nghề làng. Trong thời gian này, con chim cò có một sự thay đổi lớn, từ con giống chỉ đặt trong khuôn đế, cụ Hai Xai ở làng Xuân La có sáng kiến cắm các con bột này vào que tre để dễ phơi phóng, tốn ít chỗ, tiện cầm nắm và thoát ra khỏi sự hạn chế của hình dạng cũ.

Con giống bột vượt ra khỏi Phú Xuyên lên Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận, từ đó khôi phục lại nghề làng. Trong thời gian này, con "chim cò" có một sự thay đổi lớn, từ con giống chỉ đặt trong khuôn đế, cụ Hai Xai ở làng Xuân La có sáng kiến cắm các con bột này vào que tre để dễ phơi phóng, tốn ít chỗ, tiện cầm nắm và thoát ra khỏi sự hạn chế của hình dạng cũ.

Sau đó những con giống mới được lấy mẫu từ phim hoạt hình, truyện tranh dần xuất hiện.
Sau đó những con giống mới được lấy mẫu từ phim hoạt hình, truyện tranh dần xuất hiện.

Mâm ngũ quả chơi Trung thu làm bằng bột nhiều màu sắc của Hồ Thị Tầm người làng Xuân La thực hiện.
Mâm ngũ quả chơi Trung thu làm bằng bột nhiều màu sắc của Hồ Thị Tầm người làng Xuân La thực hiện.

Những con giống bột nhiều khi cũng được kết hợp lại với nhau để tạo thành bộ như bộ tứ linh. Trong ảnh là hình Phụng.
Những con giống bột nhiều khi cũng được kết hợp lại với nhau để tạo thành bộ như bộ tứ linh. Trong ảnh là hình Phụng.

Hình Long trong bộ tứ linh: Long - Lân - Quy - Phụng.
Hình Long trong bộ tứ linh: Long - Lân - Quy - Phụng.


Những hình thù ngộ nghĩnh, ngây ngô rất hấp dẫn trẻ nhỏ. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, nguồn gốc của nghề nặn con giống bột lại xuất phát từ Hà Nội, đến mùa Trung thu người các tỉnh lại lên Hà Nội mua về bán lại ở địa phương khác.

Những hình thù ngộ nghĩnh, ngây ngô rất hấp dẫn trẻ nhỏ. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, nguồn gốc của nghề nặn con giống bột lại xuất phát từ Hà Nội, đến mùa Trung thu người các tỉnh lại lên Hà Nội mua về bán lại ở địa phương khác.


Những con giống bột xuất hiện trên mâm quả đón Trung thu, đúng với ý nghĩa mâm cỗ đêm rằm không chỉ để ăn mà còn để ngắm, nghe, ngửi.

Những con giống bột xuất hiện trên mâm quả đón Trung thu, đúng với ý nghĩa mâm cỗ đêm rằm không chỉ để ăn mà còn để ngắm, nghe, ngửi.

Từ khi con giống được cắm vào que, người thợ đã dễ dàng sáng tạo hơn trong, đôi bàn tay khéo nhiều hình dáng kỳ thú dần hiện ra rất bắt mắt.
Từ khi con giống được cắm vào que, người thợ đã dễ dàng sáng tạo hơn trong, đôi bàn tay khéo nhiều hình dáng kỳ thú dần hiện ra rất bắt mắt.

Lục súc là 6 con thú gần gũi và cần thiết cho con người trong đời sống nông nghiệp xa xưa, đó là: trâu, ngựa, chó, lợn, gà, dê thường xuyên xuất hiện và là những con giống được làm từ lâu. Trong ảnh là con giống bột hình trâu.
Lục súc là 6 con thú gần gũi và cần thiết cho con người trong đời sống nông nghiệp xa xưa, đó là: trâu, ngựa, chó, lợn, gà, dê thường xuyên xuất hiện và là những con giống được làm từ lâu. Trong ảnh là con giống bột hình trâu.

Con giống bột hình chó.
Con giống bột hình chó.

Con giống bột hình lợn.
Con giống bột hình lợn.

Con giống bột hình gà.
Con giống bột hình gà.

Con giống bột hình dê.
Con giống bột hình dê.

Con giống bột hình ngựa.
Con giống bột hình ngựa.

Con giống bột xuất hiện trong 12 con giáp.
Con giống bột xuất hiện trong 12 con giáp.

Hữu Nghị