1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

"Sống trâu, luống cày" xuất hiện dày đặc trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

(Dân trí) - Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được đầu tư xây dựng với tông số vốn gần 10.000 tỷ đồng, sau hơn 4 năm hoạt động đến nay có nhiều đoạn xuống cấp nghiên trọng, "sống trâu, luống cày" xuất hiện khá nhiều gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông với tốc độ lên tới 100km/h.

"Sống trâu, luống cày" xuất hiện dày đặc trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên


Tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được khởi công từ tháng 11/2009 với tổng chiều dài 63,8 km qua ba địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đường cao tốc có 18 cầu trên tuyến chính, 15 cầu vượt đường ngang, khánh thành vào tháng 1/2014.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được khởi công từ tháng 11/2009 với tổng chiều dài 63,8 km qua ba địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đường cao tốc có 18 cầu trên tuyến chính, 15 cầu vượt đường ngang, khánh thành vào tháng 1/2014.


Dự án có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản là hơn 6.600 tỷ đồng và vốn đối ứng Việt Nam là 3.340 tỷ đồng.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản là hơn 6.600 tỷ đồng và vốn đối ứng Việt Nam là 3.340 tỷ đồng.


Tuyến đường cao tốc được đưa vào sử dụng gần 4 năm nay giúp rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội tới Thái nguyên xuống còn chỉ khoảng 1 giờ 20 phút. Tuy nhiên, trên cao tốc đã xuất hiện nhiều đoạn xuống cấp.

Tuyến đường cao tốc được đưa vào sử dụng gần 4 năm nay giúp rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội tới Thái nguyên xuống còn chỉ khoảng 1 giờ 20 phút. Tuy nhiên, trên cao tốc đã xuất hiện nhiều đoạn xuống cấp.


Tại km 35, mặt đường lồi lõm, nhiều “sống trâu, luống cày” xuất hiện. Các điểm lõm sâu theo vệt bánh xe sâu từ 2,5 đến 4 cm.

Tại km 35, mặt đường lồi lõm, nhiều “sống trâu, luống cày” xuất hiện. Các điểm lõm sâu theo vệt bánh xe sâu từ 2,5 đến 4 cm.


Trong khi đó lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng lên, thời điểm hiện tại các phương tiện giao thông được phép đi với tốc độ lên tới 100km/h ở làn trong và 60km/h ở làn ngoài.

Trong khi đó lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng lên, thời điểm hiện tại các phương tiện giao thông được phép đi với tốc độ lên tới 100km/h ở làn trong và 60km/h ở làn ngoài.


Hàng ngày phải lưu thông hai chiều trên tuyến đường này nên anh Lê Văn Huân (lái xe khách tuyến Hà Nội – Thái Nguyên) hiểu khá rõ con đường. Anh cho biết: “Dọc tuyến đường này nhiều đoạn thật sự nguy hiểm, nhất là ở km 35, nhiều vết hằn bánh xe lồi lên cao vài cm, ô tô thì được phép chạy với tốc độ 100km/h. Tôi chạy quen rồi nên thường đến điểm này là giảm tốc độ xuống, nhiều lần chứng kiến cảnh xe con tài xế không quen đường chạy nhanh lảo đảo như sắp lật”.

Hàng ngày phải lưu thông hai chiều trên tuyến đường này nên anh Lê Văn Huân (lái xe khách tuyến Hà Nội – Thái Nguyên) hiểu khá rõ con đường. Anh cho biết: “Dọc tuyến đường này nhiều đoạn thật sự nguy hiểm, nhất là ở km 35, nhiều vết hằn bánh xe lồi lên cao vài cm, ô tô thì được phép chạy với tốc độ 100km/h. Tôi chạy quen rồi nên thường đến điểm này là giảm tốc độ xuống, nhiều lần chứng kiến cảnh xe con tài xế không quen đường chạy nhanh lảo đảo như sắp lật”.


“Cả chiều đi lẫn chiều về có nhiều điểm như vậy, nhưng nguy hiểm nhất là chiều đi, đoạn từ km số 35, nếu ngồi trên xe mà chạy 100km/h thấy xe lảo đảo ngay”, anh Lê Đình Cường, người lái xe ô tô 4 chỗ qua cao tốc cho biết.

“Cả chiều đi lẫn chiều về có nhiều điểm như vậy, nhưng nguy hiểm nhất là chiều đi, đoạn từ km số 35, nếu ngồi trên xe mà chạy 100km/h thấy xe lảo đảo ngay”, anh Lê Đình Cường, người lái xe ô tô 4 chỗ qua cao tốc cho biết.


Đoạn đường có nhiều vết hằn sâu, luống cày kéo dài khoảng 2km. Tình trạng hằn lún này diễn ra từ năm 2015 và tăng dần số lượng. Đơn vị thi công sửa chỗ này thì chỗ khác lại bị.

Đoạn đường có nhiều vết hằn sâu, "luống cày" kéo dài khoảng 2km. Tình trạng hằn lún này diễn ra từ năm 2015 và tăng dần số lượng. Đơn vị thi công sửa chỗ này thì chỗ khác lại bị.


Theo ông Cao Việt Hùng, Trưởng phòng Kinh tế kỹ thuật Ban quản lý Dự án 2, cho biết: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe là do xe quá tải trọng không được kiểm soát, từ khi khu công nghiệp Yên Bình được xây dựng và đi vào hoạt động thì số lượng phương tiện giao thông tăng lên nhiều. Đây cũng là một nguyên nhân.

Theo ông Cao Việt Hùng, Trưởng phòng Kinh tế kỹ thuật Ban quản lý Dự án 2, cho biết: "Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe là do xe quá tải trọng không được kiểm soát, từ khi khu công nghiệp Yên Bình được xây dựng và đi vào hoạt động thì số lượng phương tiện giao thông tăng lên nhiều. Đây cũng là một nguyên nhân".


Nhiều điểm trên tuyến đường đang có vết hằn lún từ 2,5 đến 4cm. Với những điểm có vết hằn lún 2,5 cm thì sẽ khắc phục bằng cách cào bằng rồi trải một lớp nhựa lên, còn với những điểm có vết hằn lún trên 2,5 cm thì đơn vị thi công phải cắt và bỏ đi hoàn toàn phần nhựa và trải lớp nhựa mới, ong Hùng cho biết thêm.

"Nhiều điểm trên tuyến đường đang có vết hằn lún từ 2,5 đến 4cm. Với những điểm có vết hằn lún 2,5 cm thì sẽ khắc phục bằng cách cào bằng rồi trải một lớp nhựa lên, còn với những điểm có vết hằn lún trên 2,5 cm thì đơn vị thi công phải cắt và bỏ đi hoàn toàn phần nhựa và trải lớp nhựa mới", ong Hùng cho biết thêm.

Trọng Trinh