1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kiên Giang:

Sau 40 năm, Phú Quốc “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

(Dân trí) - “Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 chúng tôi tiến vào các căn cứ trọng yếu của địch, lúc này các tướng lĩnh đã bỏ chạy chỉ còn dân vệ. Nhưng sau đó, họ đều bỏ súng, chờ cách mạng đến giao nộp”. Ông Phạm Văn Mận – Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Phú Quốc kể.

Tiếp quản không tốn viên đạn nào

Dù 40 năm trôi qua, tiểu đội phó trinh sát (thuộc Đại đội địa phương) Phạm Văn Mận vẫn còn nhớ như in ngày cùng anh em trong Đại đội địa phương tiếp quản Phú Quốc. 

Ông Mận kể: “Tuy ngày tiếp quản Phú Quốc bộ đội ta không phải tốn viên đạn nào nhưng từ tháng 1 đến trước ngày giải phóng 30/4/1975, quân dân chúng tôi đã chiến đấu kiên cường, nhiều cuộc giao tranh ác liệt với quân địch đóng trên địa bàn huyện Phú Quốc. Trong đó trận ác chiến nhất là trận đánh đồn ông Lang, trận Cửa Cạn,… khi đó có nhiều anh em hy sinh và bị thương!”

Kể về trận ở Cửa Cạn, ông Huỳnh Văn Em – Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Phú Quốc (một cựu chiến binh trong đội đặc công của Đại đội địa phương) cho biết: “Trận đánh đồn Cửa Cạn diễn ra vào giữa tháng 4/1975. Trận chiến này vô cùng khốc liệt, nhất là khi quân địch có đầy đủ vũ khí và lực lượng (không quân, hải quân, bộ binh…) còn ta thì chỉ khoảng 200 quân (kể cả du kích). Dù lực lượng giữa ta và địch không cân sức nhưng chúng ta không chùn bước, chúng tôi đã chọn cách đánh du kích trong trận càng này. Khoảng 13 giờ ngày 17/4 tôi bị trúng đạn ở chân. Và vết thương ấy vẫn còn để lại di chứng, nên tôi đi khập khiễng cho đến giờ” - ông  Em nói.

Sau 40 năm, Phú Quốc “rũ bùn sáng lòa”
Trong trận đánh với địch ở đồn Cửa Cạn (nay xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc) ông Huỳnh Văn Em bị trúng đạn ở chân và phải đi khập khiễng đến bây giờ

Ông Em cũng phân tích thêm: Trong trận đánh này, quân ta tuy thua về số lượng nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy và Ban chỉ huy quân sự huyện nên bộ đội ta đã kéo dài trận đánh để lần lượt tiệu diệt địch. Về phía địch, bị quân dân ta trận đánh, mắc kẹt trong rừng Cửa Cạn, không thể rút về căn cứ (Trung tâm Dương Đông), cho đến ngày 30/4, quân địch đành buông súng đầu hàng.

Ông Mận còn nhớ như in: “Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 30/4 Đại đội địa phương chúng tôi tiến vào các căn cứ trọng yếu của địch như trung tâm sân bay Phú Quốc, Dinh quận trưởng, nhà tù Phú Quốc và Vùng 4 Duyên Hải… Lúc này tất cả các tướng lĩnh (cấp tá, quý) đều bỏ chạy hết chỉ còn lại dân vệ, quân cảnh… nhưng tất cả bọn chúng đều đã bỏ súng đầu hàng vì trước đó họ đã nghe tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh, do vậy họ chờ quân cách mạng đến giao nộp vũ khí, không còn kháng cự gì nữa”.

Sau 40 năm, Phú Quốc “rũ bùn sáng lòa”
Ông Phạm Văn Mận - Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Phú Quốc xem lại những hình ảnh trong ngày tiếp quản Phú Quốc

“Lúc này, dù bộ đội địa phương của chúng ta đã làm chủ tình hình nhưng thực tế thì còn nhiều khó khăn, bởi số lượng quân địch đông, cộng với số người tị nạn, bị giam giữ ở nhà tù Phú Quốc gấp hàng chục lần so với quân giải phóng. Do vậy, huyện ủy xin ý kiến cấp trên cấp tốc đưa tàu đến, đưa bọn dân vệ và người tị nạn về đất liền để sớm ổn định tình hình, mặt khác quân dân ta tiếp tục tuyên truyền, cảm hóa chúng trở về với nhân dân với cách mạng… Và sáng ngày 1/5 trước hàng ngàn đồng bào chính quyền ta tổ chức Lễ ra mắt Chính quyền nhân dân Cách mạng và tưởng niệm những anh hùng đã hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc” Ông Mận kể lại.

Phú Quốc “rũ bùn, đứng dậy sáng lòa”

Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, hòa chung với khí thế toàn quân, toàn dân bắt tay vào xây dựng phát triển đất nước, nhất là từ khi thực hiện chính sách đổi mới, từng tỉnh, từng địa phương ở miền Nam nói riêng và các tỉnh thành trên cả nước nói chung, tất cả đều thực hiện nhiều kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ sau 40 năm được tự do, thống nhất đất nước.

Phú Quốc – một hòn đảo lớn nhất Việt Nam cũng chịu sự kèm cặp của thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ, tuy nhiên sau ngày độc lập, Phú Quốc đã “rũ bùn”, nhất là từ khi được Đảng, Nhà nước chọn phát triển huyện đảo Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính – kinh tế (Hiện Phú Quốc là đô thị loại 2 và cuối năm sẽ trình đề án thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang) không ngừng phát triển.

Ngày 15/11/2014, Chính Phủ công nhận Phú Quốc trở thành đô thị loại 2
Ngày 15/11/2014, Chính Phủ công nhận Phú Quốc trở thành đô thị loại 2

Thực tế, sau 40 năm Đảng bộ và nhân dân Phú Quốc tập trung xây dựng đến nay, Phú Quốc đạt được nhiều thành tựu nổi bật, như: sự tăng trưởng kinh tế tính trong năm 2014, tổng sản phẩm xã hội (GDP) đạt 2.751 tỷ đồng, tăng 26,78% so với năm 2013, trong đó nông - lâm nghiệp tăng 13,35%; thủy sản tăng 19,11%; công nghiệp tăng 26,25%; Xây dựng cơ bản tăng 58,17%; Dịch vụ và các ngành hàng khác tăng 25,36%. GDP bình quân đầu người đạt 86,937 triệu đồng/người/năm tương đương 4.092 USD tăng 20,47% so với năm 2013.

Theo Ban Quản lý Đầu tư phát triển đảo Phú Quốc (Kiên Giang), tính đến nay, toàn huyện đảo đã có 143 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích 5.059 ha, tổng vốn đầu tư là 144.190 tỷ đồng. Trong đó, 21 dự án đã đi vào hoạt động với diện tích 1.286 ha, vốn đầu tư là 24.814 tỷ đồng, 13 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích 553 ha, vốn đầu tư là 10.889 tỷ đồng, các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Hiện trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc cũng đang có 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tận dụng cơ chế đặc thù, chính sách ưu đãi vượt trội của Trung ương dành cho huyện đảo Phú Quốc, trong năm 2015, Phú Quốc tiếp tục triển khai nhiều chương trình, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào Phú Quốc.

Phú Quốc có cảng hàng không quốc tế tạo động lực phát triển cho Phú Quốc
Phú Quốc có cảng hàng không quốc tế tạo động lực phát triển cho Phú Quốc

Đặc biệt, Phú Quốc hiện nay đã có sân bay quốc tế (đi Singapore, Nga, Siem Reap (Campuchia)), có Cảng hành khách Quốc tế đón tàu có tải trọng lên tới 225.000 GT với sức chở từ 5.000 - 6.000 khách (vừa được khởi công vào ngày 29/4); Hệ thống giao thông trục Bắc, Nam Phú Quốc hoàn thiện; tuyến cáp ngầm 110Kv Hà Tiên-Phú Quốc đưa điện lưới quốc gia ra đảo Hệ thống nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn quốc tế và trung tâm Hội nghị cấp cao, Khu vui chơi giải trí… cũng được đầu tư, hoàn thiện. Hiện nay, lĩnh vực Du lịch - thương mại chiếm tỷ trọng hơn 70% GDP của Phú Quốc.

Riêng hệ thống y tế, giáo dục trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng, đầy đủ và hoàn chỉnh. Đối với ngành giáo dục, hiện nay có 26/27 trường đạt chuẩn xanh, sạch đẹp; có 10/10 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục bậc THCS; Còn đối với hệ thống y tế trên địa bàn huyện Phú Quốc hiện nay tương đối hoàn chỉnh, ngoài Bệnh viện đa khoa nằm ở trung tâm thị trấn Dương Đông, tất cả các xã, thị trấn ở Phú Quốc đều có trạm y tế. Hàng năm, ngoài việc huyện luôn dành ngân sách trang bị thêm máy móc, trang thiết bị cho các cơ sở y tế thì việc nâng cao trình độ cho đội ngũ thầy thuốc luôn được huyện quan tâm, nhằm đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên đảo.

Phú Quốc có cảng hàng không quốc tế tạo động lực phát triển cho Phú Quốc
Ngày 29/4 Bộ Trưởng Đinh La Thăng cùng lãnh đạo Kiên Giang phát lệnh khởi công Cảng hành khách quốc tế tại thị trấn Dương Đông và công trình này sẽ hoàn thành vào tháng 01/2017

Ông Đinh Quang Tuyến – Trưởng Ban dân vận huyện đảo Phú Quốc chia sẻ: “Thật sự sau 40 năm được độc lập, toàn Đảng, toàn dân trên đảo không ngừng quyết tâm tập trung phát triển kinh tế và đến nay Phú Quốc đã có một diện mạo mới, từ cơ sở hạ tầng, thu nhập đầu người, văn hóa, giáo dục… tất cả đều phát triển rõ nét. Đặc biệt khoảng 5 năm trở lại đây, Phú Quốc thu hút một lượng lớn nhà đầu tư, đây là động lực lớn để Phú Quốc “cất cánh”. Tuy nhiên, khi nhiều dự án, công trình mọc lên cũng sẽ kéo theo một vài hệ lụy như người dân sẽ bị giải tỏa, dễ dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện… Do vậy thời gian này công tác dân vận, tuyên truyền cho người dân hiểu và nắm rõ chủ trương của Nhà nước là hết sức cần thiết, giúp đảo ngọc tiếp tục phát triển trong sự hài hòa với lợi ích nhân dân trên đảo”.

Song, từ những thành tựu nổi bật, huyện đảo Phú Quốc đang khoác lên mình “chiếc áo mới”, từng bước phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Một số hình ảnh về vũ khí mà quân dân Phú Quốc sử dụng trong chiến tranh chống chế độ Mỹ - Ngụy tại Phú Quốc:

Mũi chông làm bằng tre cũng được quân dân Phú Quốc sử dụng đánh địch
Mũi chông làm bằng tre cũng được quân dân Phú Quốc sử dụng đánh địch
Phóng Lưu là một trong 5 vũ khí tự tạo của công trường Phú Quốc năm 1960
Phóng Lưu là một trong 5 vũ khí tự tạo của công trường Phú Quốc năm 1960
Khẩu hảo lôi công cũng do công trường Phú Quốc sản xuất
Khẩu hảo lôi công cũng do công trường Phú Quốc sản xuất
Khẩu súng trường tự tạo của quân dân ta
Khẩu súng trường tự tạo của quân dân ta

Còn đây là khẩu Đại liên K53 mà bộ đội ta dùng đánh địch ở đồn ông Lang và đồn Cửa Cạn
Còn đây là khẩu Đại liên K53 mà bộ đội ta dùng đánh địch ở đồn ông Lang và đồn Cửa Cạn
Trận đánh ở đồng Ông Lang diễn ra vào ngày 4,5,6/01/1975
Trận đánh ở đồng Ông Lang diễn ra vào ngày 4,5,6/01/1975
Trận đánh ở đồng Ông Lang diễn ra vào ngày 4,5,6/01/1975
Ông Mận chỉ cho chúng tôi xem nhiều loại vũ khí tự tạo của quân dân ta dùng để đánh địch trong những năm 70

Còn đầy là vũ khí và những dụng cụ, máy móc của địch do quân ta thu được
Vũ khí và những dụng cụ, máy móc của địch do quân ta thu được
Ngày 1/5/1975 chính quyền tổ chức lễ ra mắt Chính quyền nhân dân Cách mạng trên đảo Phú Quốc
Ngày 1/5/1975 chính quyền tổ chức lễ ra mắt Chính quyền nhân dân Cách mạng trên đảo Phú Quốc
Ngày 1/5/1975 chính quyền tổ chức lễ ra mắt Chính quyền nhân dân Cách mạng trên đảo Phú Quốc
Ngày 6/11/1978 Phú Quốc được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân"

Nguyễn Hành