1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồng Tháp:

Sạt lở ở Đồng Tháp chưa có dấu hiệu dừng lại

(Dân trí) - Sạt lở đất cặp sông Tiền dài hơn 2.000m, sâu vào đất liền từ 15 - 30m, có đoạn sạt lở chỉ cách Quốc lộ 30 khoảng 10 - 25m. Nhiều nhà dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.

Hiện vụ sạt lở đất cặp sông Tiền đoạn từ vàm Cả Lách (ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình) đến chợ xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp chưa có dấu hiệu dừng lại và đang diễn biến hết sức phức tạp.

Bà Lê Thị Thúy Hằng chỉ điểm sạt lở mới, ăn sâu vào đất liền thêm 5m
Bà Lê Thị Thúy Hằng chỉ điểm sạt lở mới, ăn sâu vào đất liền thêm 5m

Sáng nay, trở lại khu vực sạt lở trên, PV được bà Lê Thị Thúy Hằng (SN 1985) ngụ ấp Bình Hòa, xã Bình Thành dẫn ra tận nơi sạt lở, cho biết: “Sau vụ sạt lở vào trung tuần tháng 4, một phần phía sau căn nhà sàn của gia đình tôi và một phần phía sau 2 căn nhà nền đất, lót gạch tàu của người hàng xóm bị sụp xuống sông thêm trên dưới 5m, chiều dài đoạn sạt lở tới hàng chục mét. Chính quyền địa phương đã cho cắm biển báo khu vực nguy hiểm. Khu vực này vẫn liên tục xuất hiện nhiều vết nứt lớn ăn sâu vào nhà dân…”

Khu vực sạt lở tại ấp Bình Hòa hiện có 227 hộ dân sinh sống và một số trụ sở HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Hòa, cửa hàng vật liệu xây dựng, Công ty, trạm xăng dầu… cần phải di dời
Khu vực sạt lở tại ấp Bình Hòa hiện có 227 hộ dân sinh sống và một số trụ sở HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Hòa, cửa hàng vật liệu xây dựng, Công ty, trạm xăng dầu… cần phải di dời

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng đã tận dụng cây, tole cũ, dựng một căn nhà tạm cập bên Quốc lộ 30 phía trước nhà cha mẹ để che mưa, tránh nắng… chờ chính quyền địa phương bố trí vào cụm dân cư.

Cùng cảnh ngộ với bà Hằng là bà Nguyễn Thị Lài (SN 1980), bà cho biết: “Gia cảnh chị em tôi quá khó khăn nên đang trông chờ chính quyền địa phương hỗ trợ tiền di dời và bố trí nền trong cụm dân cư là chị em tôi đi ngay, chứ ở gần khu vực sạt lở này nguy hiểm quá, tôi ăn ngủ không yên”

Ông Nguyễn Văn Khảm cùng hai cháu mình đang tá túc tại một phòng học sau khi bị thủy thần nuốt mất nhà
Ông Nguyễn Văn Khảm cùng hai cháu mình đang tá túc tại một phòng học sau khi bị thủy thần nuốt mất nhà

Khu vực sạt lở tại ấp Bình Hòa hiện có 227 hộ dân sinh sống và một số trụ sở HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Hòa, cửa hàng vật liệu xây dựng, Công ty, trạm xăng dầu… cần phải di dời. Trong đó, có trên 100 hộ phải di dời khẩn cấp và cá 36 hộ ưu tiên di dời trước.

Trước mắt chính quyền địa phương rải đá cặp quốc lộ 30 (những chỗ gần điểm sạt lở) để người dân và phương tiện lưu thông thuận lợi hơn
Trước mắt chính quyền địa phương rải đá cặp quốc lộ 30 (những chỗ gần điểm sạt lở) để người dân và phương tiện lưu thông thuận lợi hơn

Qua quan sát cho thấy, địa phương đã phân công lực lượng túc trực 24/24 giờ, theo dõi và báo cáo tình hình sạt lở hàng ngày về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiến cứu nạn huyện để chỉ đạo kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Khu vực sạt lở nằm sát Quốc lộ 30 – đây là tuyến quốc lộ huyết mạch nối TP Cao Lãnh đi các huyện Thanh Bình, Hồng Ngự, Tân Hồng và sang nước bạn Campuchia, do vậy mật độ phương tiện trên tuyến quốc lộ này rất đông. Tại khu vực sạt lở (ấp Bình Hòa, xã Bình Thành), chính quyền địa phương đã trải đá cán mặt rộng giúp người dân và phương tiện lưu thông thuận lợi trước khi có biện pháp khắc phục lâu dài khác.

Trọng Trung