1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

TPHCM:

Quần quật mưu sinh trong Ngày Quốc tế Lao động

(Dân trí) – Dạo quanh phố phường dịp Lễ Quốc tế Lao động, nếu bước chậm lại chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều con người vẫn đang quần quật làm việc để mưu sinh…

Họ là những người lao động tự do từ các tỉnh đổ về TPHCM để kiếm sống. Họ làm đủ nghề, từ nhặt ve chai, bán hàng rong cho đến lái xe ôm, bảo vệ… Họ làm việc chăm chỉ cả ngày lẫn đêm, bất chấp lễ tết với mong muốn kiếm đủ miếng ăn và có chút dành dụm mang về quê. Họ làm việc cực nhọc và hầu như không hề nghĩ đến một ngày nghỉ cho riêng mình.

Trong khi dòng người đang chật kín ở các khu vui chơi, du lịch thì vẫn còn rất nhiều
Trong khi dòng người đang chật kín ở các khu vui chơi, du lịch thì vẫn còn rất nhiều
Trong khi dòng người đang chật kín ở các khu vui chơi, du lịch thì vẫn còn rất nhiều  người đang vất vả mưu sinh

Chị Châu (32 tuổi quê ở Sóc Trăng) lên TPHCM kiếm kế sinh nhai bằng nghề nhặt ve chai đã 12 năm nay. Hằng ngày chị cùng chiếc xe đạp cũ nát, đi khắp các con phố gom góp đồng nát. Chị Châu cho biết: “Ở dưới quê bị mất mùa, thiếu nợ nhiều quá nên chị cùng chồng và con lên đây. Mới đầu làm nghề này cũng xấu hổ nhưng lâu ngày thành quen. Sau một năm lao động vất vả tằn tiện, mỗi năm chị cũng mang về nhà được khoảng chục triệu đồng phụ cha mẹ lo việc trả nợ. Dạo này khó khăn hơn, người nhặt ve chai nhiều lên, phải ráng làm mới có tiền trả nợ”.

Trong khi dòng người đang chật kín ở các khu vui chơi, du lịch thì vẫn còn rất nhiều
12 năm rảo khắp phố phường nhặt ve chai, mua đồng nát, chị chưa từng biết đến Ngày Tết Lao động là gì

Với chiếc xe bột chiên chạy rảo khắp các ngỏ hẻm tại khu vực quận Bình Tân, chú Tùng (quê ở Quãng Ngãi) kiếm tiền cho 4 đứa con ăn học ở quê nhà. Đứa con lớn của chú vừa học xong cấp 3, vào học cao đẳng tại thành phố, gánh nặng càng nặng thêm. Chú than: “Người ta có điều kiện thì nghỉ lễ về quê chơi với gia đình. Còn tôi khó khăn quá nên đâu dám mơ đến về quê đâu. Ruộng đất không có nên hai vợ chồng phải đi làm đủ nghề thế này để nuôi các con ăn học. Thấy lễ tết người ta đi chơi với gia đình con cái mình cũng tủi lắm chứ!”.

Chú Tùng: “thấy lễ tết người ta đi chơi với gia đình con cái mình cũng tủi lắm chứ!”
Chú Tùng: “thấy lễ tết người ta đi chơi với gia đình con cái mình cũng tủi lắm chứ!”

Còn chị Trân (quê Bình Định) làm nghề bán hàng rong tâm sự:“Ngày nào bán được nhiều lắm cũng kiếm được vài trăm, hôm ế ẩm chỉ được mấy chục ngàn. Làm nghề này đi nắng dầm mưa mệt lắm, nhưng không làm thì lấy gì ăn, tính lễ tết làm gì!”.

Chị Trân: “Không làm thì lấy gì ăn, tính lễ tết làm gì!”
Chị Trân: “Không làm thì lấy gì ăn, tính lễ tết làm gì!”

Anh Nguyễn Đăng Quang, bảo vệ tại rạp Galaxy Nguyễn Hồng Đào thì phải làm vì nhiệm vụ. Bởi những ngày lễ tết thế này thì rạp phim lại đắt khách hơn hẳn ngày thường, mọi người phải tăng ca thêm chứ làm gì có chuyện nghỉ. Anh chia sẻ: “Ngày lễ người ta đi chơi coi phim nhiều hơn bình thường nên vất vả hơn nhiều. Mình phải quan sát kĩ để bảo đảm an toàn cho người ta, tránh tình trạng chen lấn dẫn đến mất đồ”.

Bác Tư xe ôm hành nghề tại bến xe Miền Đông thì làm suốt kỳ nghỉ lễ vì tiếc. Ông bảo: “Tôi làm suốt không cần nghỉ lễ, vì lễ người ta cần đi nhiều nên mình ráng làm kiếm tiền”.

Với những người lao động tự do, nghỉ 1 ngày dễ kiếm tiền là điều xa xỉ
Với những người lao động tự do, nghỉ 1 ngày dễ kiếm tiền là điều xa xỉ

Bác Tôn thường bán bong bóng ở chợ Bàu Sen (quận 5) thì tâm sự: “Tôi làm nghề này hơn 10 năm rồi. Ngày lễ nhìn người ta đi chơi thấy mà ham. Nhưng người ta làm việc Nhà nước, nghỉ cũng có lương. Còn như tôi nghỉ một ngày là lo một ngày, lấy đâu ra tiền mà xoay sở cuộc sống!”.

Bác Tôn: “Nghỉ 1 ngày là lo 1 ngày, lấy đâu ra tiền mà xoay sở cuộc sống!”
Bác Tôn: “Nghỉ 1 ngày là lo 1 ngày, lấy đâu ra tiền mà xoay sở cuộc sống!”

Tùng Nguyên – Phương Trang – Ngọc Phượng