1. Dòng sự kiện:
  2. Người hùng cứu tài xế gặp nạn ở cầu Phú Mỹ
  3. Hóa đơn nước hơn 57 triệu đồng/tháng

Phụ nữ Thái và câu chuyện của việc đội mũ bảo hiểm

(Dân trí) - Quy định bắt buộc đội MBH khi tham gia giao thông là để hạn chế chấn thương vùng đầu khi TNGT xảy ra. Nhưng đối với người phụ nữ Thái Đen việc đội MBH chỉ có 2 ý nghĩa: một là bảo hiểm búi tóc; Hai là đối phó vấn đề xử phạt của CSGT.

Phụ nữ Thái và câu chuyện của việc đội mũ bảo hiểm - 1


Làm thế nào để việc đội MBH trở nên có ý nghĩa hơn cho người phụ nữ Thái khi tham gia giao thông như thế này? (ảnh,H.Ngân)
 
Đến thành phố Sơn La, Điện Biên hoặc một số tỉnh Tây Bắc nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nhìn những cô gái dân tộc Thái Đen hoặc một số người dân tộc thiểu số đội những chiếc mũ bảo hiểm chênh vênh trên đầu bởi phong tục búi tóc trên đỉnh đầu của họ vừa to vừa dày. Vì thế ở thành phố Sơn La, khi nhìn những phụ nữa người dân tộc Thái Đen đội mũ bảo hiểm kiểu đó nhiều người đùa rằng: “phụ nữ Thái có 2 đầu”.
 
Phong tục búi tóc to, dày trên đỉnh đầu của người dân tộc Thái Đen hay theo tiếng Thái gọi là “tằng Cẩu”. Theo phong tục của người Thái Đen, khi con gái đi lấy chồng thì đều phải “tằng cầu”, lên đỉnh đầu, tằng cẩu càng to, càng dày thì càng đẹp và tằng cẩu cũng là để phân biệt giữa người con gái Thái có chồng và chưa có chồng.
 
Phụ nữ Thái và câu chuyện của việc đội mũ bảo hiểm - 2

Đội MBH kiểu chị này chỉ có cách là để đối phó với CSGT hơn là bảo vệ mình: (ảnh,H.Ngân) 

Theo quan niệm của người Thái Đen, tằng cẩu cũng là thể hiện sự tôn trọng của người phụ nữ Thái đối với gia đình nhà chồng. Chính vì vậy mà khi lấy chồng, người ta thường tổ chức buổi lễ tằng cẩu cho người con gái rất trang trọng, người phụ nữ chỉ bỏ tằng cẩu khi chồng chết.

Và phong tục tằng cẩu của người Thái Đen ở thành phố Sơn La, thành phố Điện Biên hoặc một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đã ăn sâu từ bao đời và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của họ.

Vì vậy mà khi Nghị quyết 32 của Chính phủ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy có hiệu lực từ 15/9/2007, khiến cho phụ nữ dân tộc Thái Đen trở nên khó xử: đó là bỏ tằng cẩu thì bỏ phong tục tập quán Nhưng nếu không bỏ tằng cẩu thì không thể đội được mũ bảo hiểm và sẽ vi phạm Luật giao thông và bị CSGT xử phạt.

Vì thế phụ nữ Thái đành chọn cách: để nguyên tằng cẩu và vẫn đội mũ bảo hiểm chênh vênh trên đầu bằng cách nới dài quai mũ bảo hiểm ra và việc đội mũ bảo hiểm kiểu đó chỉ có 2 ý nghĩa: một là bảo hiểm búi tóc; hai là đối phó với vấn đề bị xử phạt của lực lượng CSGT.
 
Phụ nữ Thái và câu chuyện của việc đội mũ bảo hiểm - 3

Hình ảnh này sẽ khiến những nhà sản xuất MBH phải nghĩ nhiều: (ảnh, minh họa của CTV)

Theo chị Dung, ở thành phố Sơn La, đã có những thời điểm mọi người nêu ý tưởng cho các nhà sản xuất mũ bảo hiểm nên thiết kế riêng một kiểu mũ bảo hiểm dành cho người phụ nữ Thái và một số người dân tộc thiểu số. Cũng có người nghĩ rằng nên khoét đỉnh mũ bảo hiểm để cho búi tóc thò hẳn ra ngoài thì việc đội mũ bảo hiểm sẽ trở nên có tác dụng hơn, nhưng tất cả cũng mới chỉ dừng lại ở ý tưởng chứ chưa thành hiện thực.

Chính vì vậy mà chuyện phụ nữ dân tộc Thái Đen và một số dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc đội mũ bảo hiểm cho đến nay dường như chỉ là hình thức để "đối phó" với việc xử phạt hơn là bảo đảm an toàn cho việc khỏi bị chấn thương vùng đầu nếu TNGT xảy ra.

Hồng Ngân