Nước sông Đà dâng cao, nhiều bãi bồi biến mất
(Dân trí) - Mưa nhiều hơn, lưu lượng nước ở các hồ thủy điện trên sông Đà tăng dần. Hình ảnh lòng sông Đà trước đây 3 tuần và thời điểm hiện tại khác nhau hoàn toàn.
Lòng sông Đà ngập nước ngày 6/7 và mực nước cạn trơ đáy ngày 16/6 tại vị trí cầu Đồng Quang (giáp ranh giữa huyện Ba Vì của Hà Nội và tỉnh Phú Thọ).
(Để xem ảnh so sánh được rõ và trực quan nhất, mời độc giả gạt thanh trượt nằm giữa ảnh sang hai bên để thấy sự khác nhau của lòng sông Đà trước và hiện tại và cách đây gần 1 tháng).
Lòng sông Đà đoạn xã Đồng Luận (Thanh Thủy, Phú Thọ). Hiện lưu lượng về các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ, Đông Nam Bộ tăng nhẹ, nhưng ở khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên lại giảm nhẹ.
Hình ảnh cầu Đồng Quang và lòng sông Đà hiện tại với trước đó 3 tuần.
Tính đến ngày 6/7 mực nước một số nhà máy thủy điện trên sông Đà cụ thể: Hồ Lai Châu (mực nước hồ/mực nước chết): 290,62m/265m; hồ Sơn La: 189,26m/175m; hồ Hòa Bình: 98,84m/80m (quy định mực nước tối thiểu là 81,9m).
Những bãi cát nổi lên giữa lòng sông Đà tại địa phận xã Đoan Hạ (Thanh Thủy, Phú Thọ) cách đây 3 tuần đã gần như biến mất.
Một vị trí tại xã Đồng Trung (Thanh Thủy, Phú Thọ), trước đây nước cạn, bãi cát rộng lớn trồi lên trở thành bãi tắm cho người dân nơi đây nay đã bị thu hẹp.
Cùng trên sông Đà cách cầu Đồng Quang khoảng 20km về phía hạ lưu là khu vực cầu Trung Hà tại xã Hồng Đà (Tam Nông, Phú Thọ) lòng sông rộng mênh mông, bãi bồi biến mất.
Các con thuyền mắc cạn trên sông Đà tại xã Thái Hòa (Ba Vì, Hà Nội) đã di chuyển đến nơi khác.
Một xóm chài ven sông trước và sau 3 tuần cũng ở xã Thái Hòa.
Ba tuần trước người dân có thể bách bộ dưới đáy sông Đà nhưng hiện tại thì không thể.
Lòng sông Đà mênh mông có dòng chảy mạnh ở thời điểm hiện tại và trơ đáy trước đó 3 tuần.
Nước lên các bãi tắm tự nhiên biến mất.