Nối lại nhịp phách nơi phố cổ
(Dân trí) - Ca trù lại tiếp tục ngân vang tiếng phách trong không gian phố cổ đúng vào tiết trời mua thu – thời điểm mà người ta dễ cảm nhất, dễ rung động nhất khi nói về sức hấp dẫn của thủ đô…
Được công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại vào tháng 10/2009, ca trù trở thành di sản phi vật thể thứ tư tại Việt Nam được Unessco công nhận, cùng với Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian cồng chiêng Tây Nguyên và Quan họ Bắc Ninh…
Sau những đêm hát sinh hoạt phiêu bạt của các giáo phường, giờ đây, ca trù lại có cơ hội lại ngân vang nhịp phách ngay trong lòng phố cổ, với một không gian rất đặc trưng của Hà Nội…
Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, một địa chỉ dành cho khách du lịch đến thăm Hà Nội, tiếp tục có những buổi diễn vào lúc 19h hàng ngày với mục đích tạo cơ hội cho người dân cũng như khách du lịch hiểu thêm về một nét văn hóa truyền thống của Hà Nội. Và xa hơn, là bảo tồn một di sản mà cha ông đã để lại…
Có nhiều người nói, bảo tồn một loại hình văn hóa như ca trù thì khó vô cùng, vì giờ đây, giới trẻ chỉ thích văn hóa phương Tây…, nhưng có người lạc quan lại nghĩ, miễn sao khi về già, những người trẻ bây giờ lại thích là được…
Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây là nơi ca trù lại tiếp tục âm vang nhịp phách
Được biểu diễn ngay trong lòng phố cổ, ca trù được sống lại trong chính môi trường đã phát triển rực rỡ nhất
Không gian của đêm hát ca trù mang đậm kí ức về một Hà Nội xưa
Thính giả ngồi đợi tới giờ hát, phía sau tấm màn, các ca nương đang chuẩn bị
Giáo phường Thăng Long, một trong khá nhiều câu lạc bộ ca trù tại Hà Nội như CLB Ca trù Lỗ Khê, CLB Ca trù Hà Nội...,
có vinh dự sẽ biểu diễn tại ngôi nhà cổ hàng đêm
Các ca nương chuẩn bị cho đêm diễn đầu tiên nơi phố cổ
Trong một không gian đặc trưng của Hà Nội, đêm diễn tại 87 Mã Mây
đã cho người nghe nhiều cảm xúc hơn
Các thế hệ ca trù hiện nay tại Hà Nội: Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc,
chủ nhiệm giáo phường Thăng Long, Phạm Thị Huệ và các ca nương trong câu lạc bộ
Ca nương Phạm Thị Huệ, người hiếm hoi trong làng ca trù hiện đại
người vừa có thể hát, vừa có thể chơi đàn đáy
Sẽ thật, hiếm để có dịp người mê ca trù lại được thưởng thức những làn điệu do nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc biểu diễn
trong tiếng đàn đáy của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, hai nghệ nhân cuối cùng của ca trù hiện nay.
Đào nhí Nguyễn Huệ Phương - một trong những niềm hy vọng cho các lớp ca nương kế cận
Đêm diễn đầu tiên khi ca trù quay trở lại phố cổ - hy vọng sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn
đối với loại hình nghệ thuật này của người dân cũng như khách du lịch