1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Những “bóng hồng” tiều phu giữa Sài Gòn

(Dân trí) - Đô thị hóa đã "vô tình" đẩy những người phụ nữ 3 không (không học vấn, không nghề nghiệp, không vốn liếng) ở của vùng đất Sài thành vào những công việc "bán sức" - những công việc mà thiết nghĩ chỉ nên dành cho cánh mày râu "sức dài vai rộng"...


Dưới cái nắng như đổ lửa giữa trưa Sài Gòn, một chiếc xe tải đánh lái lùi về cái hố to để hất đống nhánh cây nhùng nhằn xuống. Cần cẩu còn đang vung vít đẩy những đoạn cây xuống hố, 4 người phụ nữ đã nhanh thoăn thoắt trèo lên đống cây để lựa những cây to, chặt gọn rồi quẳng lên mé đường bất chấp cánh tay cần cẩu có thể va vào đầu họ nếu như bất cẩn.

Đó là công việc hàng ngày của những người phụ nữ đang sống bám vào bãi tập kết rác cây xanh của công ty Công viên cây xanh TPHCM (thuộc ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn). Tất cả những cây xanh trong thành phố sau khi được mé nhánh chỉnh trang hay bị gãy đổ đều được chở về đây đổ bỏ và tiêu hủy. Chính nguồn gỗ phế thải này lại trở thành cứu cánh cho không ít phụ nữ không học vấn, không nghề nghiệp ở vùng này.

Những “bóng hồng” tiều phu giữa Sài Gòn

Đống cành cây vừa được đổ xuống, những người phụ nữ vội vào nhào đến mót củi vì sợ củi bị vùi lấp mất

Những “bóng hồng” tiều phu giữa Sài Gòn
Bất chấp nắng mưa và cả chiếc cần cẩu đu đưa trên đầu, họ ráng sức tìm những thanh củi tốt để kiếm vài trăm ngàn đồng mỗi tháng

Cô Nga (46 tuổi), một phụ nữ đã kiếm sống ở bãi này được 7 năm chia sẻ: “Tháng nào cây nhiều thì kiếm được nhiều. Tháng ít thì kiếm được 1 xe, nhiều thì 2 xe. Nhất là mấy tháng mưa, nhiều cây gãy đổ, củi nhiều hơn và to hơn, bán có giá hơn…”.

Cô Nga nhà ở Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) nhưng lấy chồng ở đây (huyện Hóc Môn), chẳng có nghề nghiệp gì nên cô đành bám lấy bãi cây thải này để kiếm đồng ra đồng vào đong gạo cho gia đình. Con của cô vừa học xong nhưng cũng chẳng có tiền để học nghề đành theo mẹ ra đây kiếm củi, chờ xí nghiệp nào tuyển thì xin đi làm công nhân.

Ở đây, cứ 1 xe công nông với chừng hơn 1 mét củi (củi sau khi chặt thành nhánh đều nhau được chất thành hàng dài và cao một mét, lúc bán tính theo mét dài) to bằng cánh tay thì bán được khoảng 300.000 đồng. Còn với củi lớn, có đường kính hơn một tấc (10 cm) thì được bán với giá 700.000 đồng. Như vậy, nếu tháng ít thì mỗi người kiếm được 1 xe củi giá vài trăm ngàn đồng, nếu nhiều củi thì kiếm được 2 xe chừng trên dưới 1 triệu đồng.

Một xe củi chất đầy như thế này chỉ có giá
300.000 đồng (củi nhỏ) đến 700.000 đồng (củi to)
Một xe củi chất đầy như thế này chỉ có giá 300.000 đồng (củi nhỏ) đến 700.000 đồng (củi to)

Một xe củi chất đầy như thế này chỉ có giá
300.000 đồng (củi nhỏ) đến 700.000 đồng (củi to)
Cô Nga, người phụ nữ đã 7 năm đeo bám cái nghề nặng nhọc này để nuôi con ăn học nhưng nay cũng đã đuối sức, đành đưa con theo mẹ kiếm củi mưu sinh

Thêm một hình ảnh khiến chúng tôi xót xa là trong những người phụ nữ bán sức kiếm kế sinh nhai ở đây có cả 1 cụ già đã hơn 70 tuổi. Thân hình cụ gầy yếu, má hóp hom hem nhưng vẫn phải lao vào đống cành cây um tùm để mót từng khúc củi nhọc nhằn mưu sinh.

Ở bãi củi này, người ta quen gọi cụ là bà Hai. Dù phải làm lụng cực nhọc để mưu sinh nhưng bà Hai rất vui tính. Thấy có phóng viên chụp ảnh, bà vội vàng bảo đợi chút, để bà vô trang điểm lại rồi hãy chụp. Mọi người xung quanh nghe thế phá lên cười vang bất chấp cái nắng như thiêu, mồ hôi đang túa ra như tắm vì vật lộn với những nhánh cây tươi nặng trĩu tay gày. Với họ, đó là những phút giây vui sướng ngắn ngủi để có thể quên đi những dòng mồ hôi đang lăn dài trên trán, trên thân.

Một xe củi chất đầy như thế này chỉ có giá
300.000 đồng (củi nhỏ) đến 700.000 đồng (củi to)
Bà Hai, người phụ nữ có thâm niên 15 năm tuổi nghề, nay đã hơn 70 tuổi nhưng bà vẫn phải bám nghề để kiếm gạo qua ngày đoạn tháng

Một xe củi chất đầy như thế này chỉ có giá
300.000 đồng (củi nhỏ) đến 700.000 đồng (củi to)
Với những người phụ nữ này, mỗi đồng tiền đều được đánh đổi bằng từng chén mồ hôi thật sự toát ra từ người họ

Sau khi xe tải chở củi rời đi, cả đoàn “tiều phu” tranh thủ vào ngồi nghỉ trong tấm bạt che tạm dưới tán cây. Vừa têm trầu, bà Hai kể: “Tui với mấy đứa này người ở đây. Ngày xưa người ta còn trồng trọt mình còn có chuyện làm. Bây giờ xây nhà hết rồi nên phải mót củi kiếm sống qua ngày…”. Bà Hai “khởi nghiệp” khi gần 60. Tính ra, bà cũng đã ngót nghét 15 năm làm nghề này.

Đô thị hóa, không nghề, không học vấn, không vốn liếng... đã vô tình gắn chặt những phận người phụ nữ này với bãi tập kết củi lớn nhất của đất Sài thành. 

Khi được hỏi chuyện, nhiều người dân sống xung quanh bãi này hay gọi đùa những người phụ nữ trong nghề "mót củi" này là những “bóng hồng tiều phu” - Trong giọng đùa ấy,  không ít người cảm  nhận cái vị "chát đắng" đầy xót xa…

Phạm Nguyễn