1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Thanh Hóa:

Nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản là “thủ phạm” gây ô nhiễm môi trường

(Dân trí) - “Phớt lờ” quy định của nhà nước, chế tài phạt chưa đủ sức răn đe khiến cho những năm gần đây, rất nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn một số huyện miền núi là “thủ phạm” gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Điểm danh “thủ phạm”

Những năm gần đây trên địa bàn Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản. Theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có khoảng trên 240 cơ sở chế biến, nông lâm sản. Bên cạnh những cơ sở thực hiện tốt các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường vẫn còn không ít cơ sở thiếu “mặn mà” với công tác này làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường, sức khỏe người dân.

Đặc biệt, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm dọc hai bờ sông Mã, sông Chu, sông Âm... hoặc nằm xen kẽ trong khu dân cư. Cụ thể, gần đây nhất là tình trạng nước thải của Hợp tác xã (HTX) chế biến lâm sản Lang Chánh thuộc cụm công nghiệp Bãi Bùi, xã Quang Hiến (Lang Chánh) làm cá tự nhiên trên sông Âm, đoạn qua xã Giao An (Lang Chánh) chết hàng loạt với số lượng ước tính khoảng 100kg. Ngoài ra, hơn 140 con vịt của một hộ gia đình nuôi thả trên đoạn sông này cũng chết bất thường.

Nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản là “thủ phạm” gây ô nhiễm môi trường - 1

14429501-1217493444988949-848687976-n-1-1474340006842

Công ty sản xuất giấy ở Lang Chánh xả thải xuống sông Âm gây ô nhiễm

Theo tìm hiểu, HTX chế biến lâm sản Lang Chánh chuyên sản xuất giấy vàng mã và bột giấy được thành lập và đi vào hoạt động năm 2010. Trong quá trình hoạt động, HTX này đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên không thực hiện vận hành thường xuyên dẫn đến các chỉ tiêu như TTS, COD... trong nước thải của HTX vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép.

Kết quả kiểm tra, phân tích mẫu nước thải tại thời điểm cá chết bất thường cho thấy, chỉ tiêu COD vượt 1,66 lần, chỉ tiêu độ màu vượt 1,74 lần; mẫu nước sông Âm có chỉ tiêu TSS vượt 1,09 - 1,36 lần; chỉ tiêu COD vượt 1,6-2,66 lần; chỉ tiêu CH4+ vượt 1,86 -2,23 lần. Được biết, năm 2014, HTX này đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với số tiền 47,5 triệu đồng.

Hay như nhà máy sản xuất tre đũa, giấy vàng mã thuộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại vận tải Tuấn Vinh đóng trên địa bàn xã Lâm Xa (Bá Thước), dù đã bị xử phạt hành chính vào tháng 2/2016 do xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên, thế nhưng sau nhiều tháng kể từ ngày quyết định xử phạt được ban hành, nhà máy vẫn không khắc phục hậu quả vi phạm mà tiếp tục có hình vi xả nước thải không qua xử lý xuống sông Mã với chỉ tiêu TSS vượt quá giới hạn cho phép 1,04 lần, chỉ tiêu sunfua vượt quá giới hạn cho phép 7,04 lần, chỉ tiêu coliforms vượt quá giới hạn cho phép 4.600 lần.

Một “thủ phạm” gây ô nhiễm môi trường không thể không nhắc đến là công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình và Công ty TNHH Một thành viên Tân Hiếu Hưng chuyên sản xuất tinh bột sắn hồi tháng 5 vừa qua. Mặc dù không đứng chân trên địa bàn tỉnh, song việc xả nước thải không qua xử lý của 2 đơn vị này đã làm ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông Bưởi, huyện Thạch Thành khiến các loài tôm, cá tự nhiên, đặc biệt là cá nuôi lồng bè của người dân bị chết hàng loạt.

Theo số liệu thống kê, khối lượng cá lồng bị chết là 17.555 kg, khối lượng cá tự nhiên sông Bưởi bị chết khoảng 4.093 kg. Có thể thấy, việc cố tình xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở, doanh nghiệp trên đã và đang “đầu độc” nguồn nước khiến môi trường tự nhiên suy giảm, đời sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng.

Hình phạt đã đủ sức răn đe?

Trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản đòi hỏi phải có hệ thống và các biện pháp xử lý chất thải sau sản xuất một cách nghiêm ngặt, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, để tăng cường công tác bảo vệ môi trường, khi thu hút đầu tư, chính quyền các địa phương cũng như ngành chức năng luôn đặt yêu cầu các dự án được phê duyệt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo cơ sở pháp lý, có cam kết bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động.

Thế nhưng, kết quả không được như mong muốn, nhiều cơ sở sau khi đi vào hoạt động, nước thải trong quá trình sản xuất, chế biến không được thu gom triệt để, để rò rỉ và thải trực tiếp ra môi trường xung quanh...

Điều đáng nói, năm nào, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng đều ban hành quyết định, văn bản xử phạt các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Trong mỗi quyết định xử phạt đều buộc các công ty, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục, đồng thời lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động kiểm tra những thông số ô nhiễm đặc trưng đối với nước thải. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn “phớt lờ” và cố tình xả thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc có xây dựng hệ thống nước thải thì chỉ nhằm “đối phó” với đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng.

Một cơ sở chế biến lâm sản đang bị cơ quan chức năm kiểm tra
Một cơ sở chế biến lâm sản đang bị cơ quan chức năm kiểm tra

Năm 2015, Sở TN&MT đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính 16 đơn vị vi phạm Luật bảo vệ môi trường với số tiền gần 200 triệu đồng. Mức phạt này phải chăng không thấm tháp gì so với sự “hưởng lợi” của việc không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, vì thế nhiều công ty, doanh nghiệp đã tìm cách “luồn lách” kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm.

Mới đây, Sở TN&MT đã đi kiểm tra việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường tại 9 đơn vị, gồm: Công ty CP Giấy Lam Sơn (Nông Cống), Nhà máy sản xuất giấy, vàng mã thuộc Công ty TNHH Duyệt Cường đóng trên địa bàn xã Xuân Phú (Quan Hóa), Công ty TNHH chế biến nông, lâm sản xuất khẩu Như Xuân…

Kết quả, cả 9 đơn vị chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về môi trường; có 2/9 doanh nghiệp chưa đầu tư đầy đủ các công trình thu gom, xử lý môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa và Nhà máy sản xuất tre đũa, giấy vàng mã thuộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại vận tải Tuấn Vinh (Bá Thước); 8/9 doanh nghiệp thực hiện việc thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải sản xuất chưa bảo đảm theo quy định…

Bình Minh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm