1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường

(Dân trí) - Đã gần 2 tháng nay, chuẩn bị cho ngày Đại lễ 1.000 năm, Hà Nội gấp rút chỉnh trang vỉa hè, lòng đường, hạ cáp ngầm. Tuy nhiên, tình trạng đào đường lên rồi... để đó khiến Hà Nội giống như “đại công trường”, người dân Thủ đô ngán ngẩm.

Những tuyến đường đang thi công bị người dân “phàn nàn” nhiều nhất hiện nay là Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn, Nguyễn Thái Học, Bà Triệu, Phố Huế, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đình Phùng…
 
Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 1
Ảnh chụp trên đường Tôn Đức Thắng

Chị Hoa (ở đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên) bức xúc: “Nhà tôi ở mặt đường nên bị ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh và đi lại. Họ đào đường rồi bỏ đó chứ không làm ngay. Hơn tháng nay, cả đoạn đường dài mà mỗi ngày có vài người đến làm như thể “giết thời gian”. Theo tôi phải làm kiểu cuốn chiếu, phải đẩy nhanh tiến độ thi công, làm đoạn nào xong đoạn đó thì người dân đỡ khổ…”.

Trên thực tế, Hà Nội hiện có 151 tuyến phố đang “được” 12 chủ đầu tư và 20 đơn vị thi công đào xới, xẻ rãnh. Về cơ bản, việc chỉnh trang này đã và đang cải thiện mỹ quan đô thị, nhưng việc thi công còn một số bất cập.

Một số tuyến phố trong quá trình thi công còn để bùn, đất, phế thải lấpkín miệng hố ga, làm phát sinh thêm các điểm úng ngập trong trận mưa đầu mùa hôm 15/5 vừa qua. Một số tuyến phố khác khi thực hiện hạ ngầm đã để đường ống nằm ngang trên mặt hố ga, đục phá hố ga, cống, vi phạm vào hệ thống thoát nước làm ảnh hưởng lớn đến việc thoát nước của khu dân cư.
 
Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 2

Liên quan đến vấn đề này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Thạch Như Sỹ (Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội). Ông Sỹ cho biết: “Chỉnh trang đô thị, hạ cáp ngầm… là dự án lớn của thành phố chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Thành phố quyết định cho rất nhiều đơn vị làm và yêu cầu Sở phải cấp phép, tuy nhiên vì nhiều đơn vị tham gia đào đường cùng lúc nên việc quản lý là rất khó”.

Cũng theo ông Sỹ: “Chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến phàn nàn của người dân về việc các đơn vị thi công ẩu, chậm chạp gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Là cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi có trách nhiệm thanh kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc tiến độ thi công các hạng mục này. Thời gian qua chúng tôi đã đình chỉ một vài đơn vị thi công vì làm ẩu. Tuy nhiên, gốc của BQL Dự án cũng là cơ quan quản lý nhà nước như Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện nên chúng tôi đề nghị các đơn vị này phải tăng cường xử phạt nội bộ để việc thi công được thực hiện tốt hơn”.

Được biết, dự án hạ ngầm dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6 tới. Tuy nhiên với tốc độ và tình trạng thi công như hiện nay, cái mốc “dự kiến” đó có lẽ còn phải gia hạn vài lần.
 
Một vài hình ảnh về “đại công trường” Hà Nội mà PV Dân trí ghi lại được trong những ngày giữa tháng 5:
 
Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 3


Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 4


Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 5


Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 6
 
Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 7


Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 8
 
Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 9
Trong "công trường" bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên nhiều người phải treo biểm chỉ dẫn khách hành tìm điểm kinh doanh mới
 
Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 10


Người Hà Nội ngán ngẩm với “điệp khúc” đào đường - 11
Trải "thảm" để làm lối đi vào trong nhà
Châu Như Quỳnh