Người cha gần 30 năm đồng hành cùng con bị bệnh Down

(Dân trí) - Chỉ có một đứa con duy nhất nhưng chẳng may con lại mắc bệnh Down, ông Mỹ không cam chịu số phận mà tìm mọi cách giúp con hoà nhập với cộng đồng. Suốt 28 năm trời, ông bỏ hết mọi công việc để dẫn con đi học các lớp kỹ năng với hi vọng giúp con trở thành người bình thường.

Người đàn ông đó là Mạc Văn Mỹ và người con trai may mắn ấy là Mạc Đăng Mừng. Năm nay Mừng 28 tuổi cũng là năm thứ 28 ông Mỹ đồng hành cùng con trên bước đường học tập các kỹ năng của một người bình thường.

Ông Mỹ cưới vợ là bà Đặng Thị An năm 1970 nhưng mãi tới 18 năm sau mới có đứa con trai đầu lòng. Ngày chào đón con trai ra đời khi cả hai vợ chồng đều đã ngoài 40 tuổi khiến ông Mỹ và vợ không thể kìm nén được niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu thì ông Mỹ nhận ra con trai mang bệnh Down bẩm sinh.

Ông Mỹ tâm sự: “Bao nhiêu hi vọng, hạnh phúc đều dồn vào con trai đầu lòng nhưng 5 tuổi con vẫn chưa biết đi, 9 tuổi vẫn chưa nói được tiếng nào, dù hai vợ chồng rất buồn nhưng không muốn thấy con trai trong tình cảnh như thế nên tôi tìm đủ mọi phương pháp để giúp con phát triển”.

Nghe một vị bác sĩ khuyên mua cho con trai một cây đàn Organ để giúp Mừng phát triển các ngón tay, ông Mỹ không ngần ngại gom tiền hai vợ chồng dành dụm đi mua ngay cây đàn cho con. Những ngày đầu, ông Mỹ phải cầm tay con di chuyển trên từng phím đàn để con tập làm quen.

Mỗi ngày, ông Mỹ đều đặn tập cho con từng bước đi, để chân Mừng được linh hoạt hơn. Không chỉ thế, người cha này còn uốn nắn cho con những bước đầu tiên để vận động cơ thể. Rồi ông Mỹ tiếp tục hướng dẫn con từng phép tính, từng con chữ để Mừng phát triển tư duy.

“Hướng dẫn con tập đi đã vất vả, nhưng hướng dẫn con học còn lắm gian truân hơn. Để con trai học thuộc được một chữ, tôi phải mất cả buổi, có khi cả ngày để con nhớ. Cũng may là Mừng ham học nên không nản chí bỏ cuộc giữa chừng”. Ông Mỹ chia sẻ.

Thấy Mừng đã thành thạo với các con chữ và phép tính, vợ chồng ông xin cho con đi học ở trường Võ Thị Sáu. Tuy nhiên, thấy việc học chương trình phổ thông khó khăn nên xin cho Mừng nghỉ học và tìm trường dạy nghề đồ họa để cậu theo học.

Lớp học kéo dài 6 tháng, cứ sáng sớm ông Mỹ lại chở con trai tới lớp rồi ngồi một góc cuối lớp học để theo dõi bài giảng và cách làm rồi tối về hướng dẫn cho con trai học thêm. “Tôi đã từng này tuổi rồi, học cái gì cũng khó khăn nhưng vì con trai nên ráng ghi nhớ để còn có cái dạy lại cho con những lúc ở nhà”. Ông Mỹ cho biết.

Mừng là người ham học hỏi và chăm chỉ, vừa học xong lớp đồ họa cậu lại xin bố cho đi học anh văn. Đáp ứng nguyện vọng của con, ông Mỹ lại bỏ dở công việc đi đăng kí cho con và tiếp tục hành trình với con.

Ngoài những lớp học về kiến thức, ông Mỹ còn đưa Mừng tới các lớp học võ thuật, bơi lội, đá bóng để con trai phát triển về thể chất. Từ một cậu bé bị Down, Mừng bắt đầu phát triển như người bình thường với khả năng nghe nói tiếng anh, thành thạo vi tính. Ngoài ra, cậu còn là võ sư đai nâu võ Aikido, các huy chương về các hoạt động thể thao của thành phố.

Những bước phát triển của Mừng đều là công sức và sự kiên trì của vợ chồng ông Mỹ. Trải qua những khó khăn, có những lúc tuyệt vọng nhưng ông Mỹ cùng vợ vẫn vượt qua để đồng hành cùng Mừng.

Ông Mỹ cùng vợ đã 28 năm kiên trì theo con từng bước để giúp Mừng phát triển từ một cậu bé bị bệnh Down bẩm sinh thành người bình thường
Ông Mỹ cùng vợ đã 28 năm kiên trì theo con từng bước để giúp Mừng phát triển từ một cậu bé bị bệnh Down bẩm sinh thành người bình thường
Để giúp con học tập, ông Mỹ cũng phải tự tìm hiểu kiến thức để dạy con những lúc ở nhà
Để giúp con học tập, ông Mỹ cũng phải tự tìm hiểu kiến thức để dạy con những lúc ở nhà
Ngoài việc thành thạo máy tính, anh văn thì Mừng còn là một võ sư đai nâu của Aikido
Ngoài việc thành thạo máy tính, anh văn thì Mừng còn là một võ sư đai nâu của Aikido
Mỗi ngày, ông Mỹ đều chở con đến lớp và theo dõi để hướng dẫn cho con trai
Mỗi ngày, ông Mỹ đều chở con đến lớp và theo dõi để hướng dẫn cho con trai
Ông Mỹ luôn theo dấu con trong từng buổi học, từng môn học để ghi nhớ và về hướng dẫn lại cho con
Ông Mỹ luôn theo dấu con trong từng buổi học, từng môn học để ghi nhớ và về hướng dẫn lại cho con
Trong lúc tập luyện, đôi lúc Mừng lại ngó ra cửa sổ để xem ba mình còn ở ngoài không mới yên tâm tập luyện tiếp
Trong lúc tập luyện, đôi lúc Mừng lại ngó ra cửa sổ để xem ba mình còn ở ngoài không mới yên tâm tập luyện tiếp
Từ một người bị bệnh Down, nhờ công sức của ba mẹ mà Mừng đã phát triển bình thường và là học viên xuất sắc trong các lớp học.
Từ một người bị bệnh Down, nhờ công sức của ba mẹ mà Mừng đã phát triển bình thường và là học viên xuất sắc trong các lớp học.
Ông Mỹ vừa là một người cha, vừa là người thầy, người bạn để cùng học cùng chơi và cùng giải quyết những khó khăn với con trai.
Ông Mỹ vừa là một người cha, vừa là người thầy, người bạn để cùng học cùng chơi và cùng giải quyết những khó khăn với con trai.
Ngoài những giờ học ở các lớp học, ở nhà ông Mỹ luôn dành nhiều thời gian để dạy con từng câu tiếng anh, từng cách sử dụng máy tính.
Ngoài những giờ học ở các lớp học, ở nhà ông Mỹ luôn dành nhiều thời gian để dạy con từng câu tiếng anh, từng cách sử dụng máy tính.
Việc sinh hoạt cá nhân, ông Mỹ luôn khuyến khích Mừng tự làm và thường khen ngợi để động viên con trai cố gắng. Nhưng đôi lúc, cậu lại quên nên ông Mỹ phải hướng dẫn lại từ đầu
Việc sinh hoạt cá nhân, ông Mỹ luôn khuyến khích Mừng tự làm và thường khen ngợi để động viên con trai cố gắng. Nhưng đôi lúc, cậu lại quên nên ông Mỹ phải hướng dẫn lại từ đầu
Từng là một người lính, ông Mỹ cũng muốn Mừng cố gắng gọn gàng và cẩn thận trong mọi việc dù nhỏ nhất như buộc dây giày nên ông thường dành nhiều thời gian hướng dẫn cậu cách buộc dây.
Từng là một người lính, ông Mỹ cũng muốn Mừng cố gắng gọn gàng và cẩn thận trong mọi việc dù nhỏ nhất như buộc dây giày nên ông thường dành nhiều thời gian hướng dẫn cậu cách buộc dây.
Ở nhà, Mừng đã biết phụ ba mẹ làm những việc nhẹ nhàng như quét nhà, rửa chén bát…
Ở nhà, Mừng đã biết phụ ba mẹ làm những việc nhẹ nhàng như quét nhà, rửa chén bát…
Chiều cuối tuần, hai cha con ông Mỹ lại cùng tới nhà thờ để đi lễ
Chiều cuối tuần, hai cha con ông Mỹ lại cùng tới nhà thờ để đi lễ
Cho con tới nhà thờ, nghe cha giảng đạo và cùng đọc kinh cũng là cách ông Mỹ cho con phát triển khả năng nói
Cho con tới nhà thờ, nghe cha giảng đạo và cùng đọc kinh cũng là cách ông Mỹ cho con phát triển khả năng nói
Đôi bàn tay người đàn ông gần 70 tuổi này bắt đầu nhăn nheo khi đã trải qua biết bao cùng con trên mọi chặng đường.
Đôi bàn tay người đàn ông gần 70 tuổi này bắt đầu nhăn nheo khi đã trải qua biết bao cùng con trên mọi chặng đường.
28 năm kiên trì, cuối cùng ông Mỹ cũng giúp con trai duy nhất của mình phát triển như những người bình thường.
28 năm kiên trì, cuối cùng ông Mỹ cũng giúp con trai duy nhất của mình phát triển như những người bình thường.

Nguyễn Quang

Người cha gần 30 năm đồng hành cùng con bị bệnh Down - 17