1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quảng Trị:

Ngựa, xe cho người cõi âm đắt hàng dịp sát Tết

(Dân trí) - Gần Tết Nguyên đán, sát ngày ông Công ông Táo, nhu cầu sắm sửa cho “người cõi âm” tăng cao. Những người làm hàng mã chạy đua với thời gian để kịp cung ứng hàng cho thị trường.

Làng Phú Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng là ngôi làng duy nhất tại tỉnh Quảng Trị còn lưu giữ được nghề truyền thống làm hàng mã. Làng này có đến hàng trăm năm làm hàng mã kèm các dịch vụ liên quan đến "người cõi âm" như cúng bái, thổi kèn đám ma... Hiện làng có 60 hộ dân thì hơn một nửa trong số đó vẫn gắn bó với nghề.

Ngựa, xe cho người cõi âm đắt hàng dịp sát Tết

Càng về cuối năm, nhu cầu sắm sửa cho người cõi âm càng tăng cao khiến những người theo nghề phải làm việc cật lực suốt ngày đêm mới đủ cung cấp cho thị trường.
 
Bà Võ Thị Thúy cho biết: "Gần 2 tháng nay người dân khắp nơi cứ gọi điện về đặt hàng nên vợ chồng tui làm không xuể, có khi phải thức sáng đêm mới làm kịp để giao hàng đúng thời hạn. Thời điểm này, hàng làm ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết đến đó".

Ngựa, xe cho người cõi âm đắt hàng dịp sát Tết
“Hàng mã làm ra để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh nên người làm nó cũng phải phải xuất phát từ cái tâm. Hơn nữa, công việc này cũng cần sự gia công, khéo léo của đôi bàn tay và đôi mắt” – bà Thúy nói.

 
Những con ngựa sắp xuất xưởng
Những con ngựa sắp xuất xưởng

Chị Nguyễn Thị Hằng cho biết, đây là nghề đã gắn bó với người dân địa phương từ xưa đến nay. "Mình là phận con cháu, được thừa hưởng nó nên cũng cố gắng lưu giữ và phát huy nghề truyền thống của cha ông để lại thôi. Dịp tết năm nay, các mặt hàng vàng mã như: quần áo quan trạng, comple, ngựa, hòm đựng quần áo… bán rất chạy nên làm không kịp. Các mặt hàng như xe máy, xe hơi, nhà lầu… chỉ làm theo đơn đặt hàng mà thôi. Chỉ những người có tiền mới đặt hàng chứ riêng một chiếc xe máy cũng có giá đến 3-4 triệu, người nghèo đâu có tiền để sắm" - chị Hằng nói thêm.

Những ngày này, vợ chồng ông Trần Vũ Lộc cũng đang hết sức tất bật để kịp giao hàng cho các mối. Khi làm xong sẽ có người về tận nhà gom hàng mang đi. Do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng vàng mã tăng cao trong dịp Tết nên ông phải thuê người trong xóm về làm hoặc đặt hàng tận nhà mới kịp giao hàng đúng thời gian.

Đối với người làm hàng mã, công việc thường xuyên nhất là vào khoảng tháng 2, tháng 7, tháng 11 và dịp Tết. Trước đây, việc đặt lên bàn thờ tổ tiên mâm cơm, vài bộ giấy áo đơn thuần hay thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã khuất thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” theo quan niệm “trần sao âm vậy”, người chết cũng có nhu cầu như người đang sống. Thế nhưng hiện nay, phong tục tốt đẹp này cũng đã bị biến tướng, vô tình cổ súy cho mê tín dị đoan. Đối với người có tiền, họ sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng để sắm nhà lầu, xe hơi và các tiện nghi đắt tiền cho người chết, rồi sau đó đem…đốt. Đây là một sự lãng phí lớn bởi với số tiền ấy, những gia đình nghèo có thể trang trải cuộc sống được vài tháng.
 
Theo khảo sát ngoài thị trường, gía mỗi bộ hàng mã gồm: quần áo, giày dép, mũ, rương đựng quần áo…cũng lên đến 50 – 60 ngàn đồng. Trong khi đó, giá gốc tại nơi làm ra những mặt hàng này cũng chỉ 30 ngàn/bộ. Một sự chênh lệch không hề nhỏ giữa nơi sản xuất và tiêu thụ. Điều này cũng chứng tỏ người buôn bán hàng mã sẽ kiếm được bội tiền trong dịp này.

Những con ngựa sắp xuất xưởng

Mặc dù, việc đốt hàng mã quá nhiều vào các dịp lễ, tết không được Đảng, Nhà nước khuyến khích, bởi nó gây nên sự lãng phí lớn, ô nhiễm môi trường…Song, rất nhiều người vẫn tiêu tốn một số tiền không nhỏ vào việc làm quá lãng phí này.

Đăng Đức