1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngôi làng sử dụng "mật ngữ" để giao tiếp giữa thủ đô

(Dân trí) - Có người nhận định, đây là biệt ngữ có sự kết hợp giữa âm Nôm và âm Hán Việt. Thậm chí căn cứ vào phát tích và phả hệ của làng, một số người còn cho rằng đây là thứ ngôn ngữ thời Văn Lang - Âu Lạc còn bảo lưu được.


Khi nghe người dân trong làng nói chuyện với nhau, trong thoáng chốc chúng tôi ngỡ như mình đang lạc vào xứ sở lạ ngay giữa thủ đô bởi nếu muốn hiểu nội dung câu chuyện thì cần phải có người phiên dịch.

Thứ ngôn ngữ dạng... mật khẩu này hiện vẫn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày ở làng Đa Chất, Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội. Đây là một trong những ngôi làng cổ nhất tại Hà Nội với tuổi đời hơn 500 năm. Ngôn ngữ này là báu vật được lưu truyền nội bộ và chỉ có người trong làng mới sử dụng tiếng nói này.

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu ngôn ngữ đặc biệt này, có người nhận định, đây là biệt ngữ có sự kết hợp giữa âm Nôm và âm Hán Việt. Thậm chí căn cứ vào phát tích và phả hệ của làng, một số người còn cho rằng đây là ngôn ngữ thời Văn Lang - Âu Lạc còn bảo lưu được.

Tuy nhiên, theo GS. TS Trần Trí Dõi, Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn Hà Nội, ngôn ngữ này không phải là tiếng cổ như nhiều người đã nhận định mà nó chỉ là tiếng lóng của một bộ phận người dân sử dụng cho công việc đóng cối khi xưa.

Ngày nay, nghề đóng cối truyền thống đang dần mai một và thứ tiếng đặc biệt này cũng dần thất truyền. Tuy nhiên, hệ thống tiếng lóng tại làng Đa Chất vẫn là một tài sản văn hóa đáng gìn giữ, đại diện cho một loại nghề nghiệp của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.

Minh Quý