1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Ngày mùa thành phố

(Dân trí) - Đô thị phát triển, ngày mùa của nghề nông ở Hà Nội cũng nhiều đổi thay. Những con đường làng rải rơm vàng, thửa ruộng bên lũy tre... được thay bằng trùng điệp nhà cao tầng đô thị. Người chỉ làm nghề nông còn lại rất ít. Đa số họ canh tác vì không có nghề nào khác, hoặc do không muốn đong gạo ăn trong khi những thửa ruộng vẫn cho 2 tạ lúa mỗi sào.


Ở phường Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội), những cánh động lúa bên khu đô thị lớn đang vào vụ thu hoạch chiêm hè. Nhiều năm nay, người dân đã thuê máy gặt đập khi vào mùa vụ với giá 220 nghìn/sào.

Ở phường Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội), những cánh động lúa bên khu đô thị lớn đang vào vụ thu hoạch chiêm hè. Nhiều năm nay, người dân đã thuê máy gặt đập khi vào mùa vụ với giá 220 nghìn/sào.


Một người dân Kiến Hưng dùng xe đạp điện vận chuyển lúa vừa gặt xong.

Số hộ thuần nông còn lại rất ít, làm ruộng đa số là người lớn tuổi bởi thanh niên bây giờ không chọn nghề này.

Một người dân Kiến Hưng dùng xe đạp điện vận chuyển lúa vừa gặt xong.

Số hộ thuần nông còn lại rất ít, làm ruộng đa số là người lớn tuổi bởi thanh niên bây giờ không chọn nghề này.


Cảnh phơi thóc trên đường Mậu Lương, thuộc phường Kiến Hưng, trong dịp mùa vụ.

Trung bình những hộ gia đình còn trồng lúa ở Kiến Hưng có từ 2 - 4 sào lúa, nếu thời tiết thuận lợi và không có dịch bệnh, lượng gạo làm ra nếu chỉ để ăn là hoàn toàn dư thừa.

Cảnh phơi thóc trên đường Mậu Lương, thuộc phường Kiến Hưng, trong dịp mùa vụ.

Trung bình những hộ gia đình còn trồng lúa ở Kiến Hưng có từ 2 - 4 sào lúa, nếu thời tiết thuận lợi và không có dịch bệnh, lượng gạo làm ra nếu chỉ để ăn là hoàn toàn dư thừa.


Cánh đồng lúa chín vàng dưới chân những chung cư cao tầng mọc san sát.

Cánh đồng lúa chín vàng dưới chân những chung cư cao tầng mọc san sát.


Chị Nguyễn Thị Sinh (tổ 2, phường Kiến Hưng) đang gặt lúa bằng tay vì không thuê được máy gặt đập. Gia đình chị canh tác 4, nhân lực chỉ là 2 vợ chồng chị hoặc người làm thuê. Khi mùa vụ, con cháu sẽ ra đồng phụ giúp vào cuối tuần.

Chị Nguyễn Thị Sinh (tổ 2, phường Kiến Hưng) đang gặt lúa bằng tay vì không thuê được máy gặt đập. Gia đình chị canh tác 4, nhân lực chỉ là 2 vợ chồng chị hoặc người làm thuê. Khi mùa vụ, con cháu sẽ ra đồng phụ giúp vào cuối tuần.


Các thửa ruộng ở phường Kiến Hưng cho trung bình 2 tạ lúa/sào trong vụ chiêm. Theo người dân nơi đây, vụ chiêm cho năng suất tốt hơn vụ thu đông vì ít bị ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh.

Các thửa ruộng ở phường Kiến Hưng cho trung bình 2 tạ lúa/sào trong vụ chiêm. Theo người dân nơi đây, vụ chiêm cho năng suất tốt hơn vụ thu đông vì ít bị ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh.


Một người dân vác bó lúa chín vàng vừa gặt xong.

Một người dân vác bó lúa chín vàng vừa gặt xong.


Cảnh phơi thóc trên đường phố đô thị ở Kiến Hưng.

Cảnh phơi thóc trên đường phố đô thị ở Kiến Hưng.


Cánh đồng lúa chín vàng lúc chiều muộn ở quận Hà Đông, xa xa là đô thị sầm uất.

Cánh đồng lúa chín vàng lúc chiều muộn ở quận Hà Đông, xa xa là đô thị sầm uất.


Khu vực này người trồng lúa còn phải gặt bằng tay khá nhiều vì không thuê được máy, bởi nếu hẹn được ngày thì lúa đã quá chín, sẽ rụng hết nếu gặp mưa.

Khu vực này người trồng lúa còn phải gặt bằng tay khá nhiều vì không thuê được máy, bởi nếu hẹn được ngày thì lúa đã quá chín, sẽ rụng hết nếu gặp mưa.


Sau buổi gặt trên cánh đồng đô thị.

Sau buổi gặt trên "cánh đồng đô thị".


Các ruộng lúa ở Kiến Hưng sẽ gặt trong khoảng 1 tuần nữa, sau đó người dân sẽ chuẩn bị làm đất cho vụ sau.

Các ruộng lúa ở Kiến Hưng sẽ gặt trong khoảng 1 tuần nữa, sau đó người dân sẽ chuẩn bị làm đất cho vụ sau.

Hữu Nghị