1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Ngày 4/9 sẽ đổ bê tông bản nóc hầm dìm Thủ Thiêm

Hiện công tác đổ bêtông hợp long nối đốt hầm số 4 với bờ quận 1 đã hoàn thiện phần bản đứng và tường, dự kiến đến ngày 4/9 tới sẽ đổ bêtông bản nóc rồi tiến hành hợp long vào ngày 23/9.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1446/Hanh-trinh-lai-dat-dot-ham-dim-Thu-Thiem.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Hành trình lai dắt đốt hầm dìm Thủ Thiêm</b></a>

“Tính tới thời điểm hiện tại, hầm Thủ Thiêm đã hoàn thành được 80% phần việc. Để đảm bảo ngày tổ chức lễ hợp long theo đúng kế hoạch, hiện nay chúng tôi đang làm việc ba ca, mỗi ca khoảng 300 kỹ sư và công nhân.

 

Ngày lễ 2/9 này chúng tôi cũng phải bám công trường. Hiện công tác đổ bê tông hợp long nối đốt hầm số 4 với bờ quận 1 đã hoàn thiện phần bản đứng và tường, dự kiến đến ngày 4/9 tới sẽ đổ bêtông bản nóc rồi tiến hành hợp long vào ngày 23/9” - Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây, trao đổi với phóng viên về quá trình chuẩn bị hợp long hầm Thủ Thiêm.

 

Ngày 4/9 sẽ đổ bê tông bản nóc hầm dìm Thủ Thiêm - 1

Đến đầu tháng 3/2011 sẽ thông xe kỹ thuật hầm Thủ Thiêm và dự kiến đến tháng 6/2011 sẽ thông xe toàn tuyến đại lộ Đông - Tây bao gồm cả hầm Thủ Thiêm.

 

Sau khi hợp long, khi nào thì hầm Thủ Thiêm được đưa vào khai thác, thưa ông?

 

Sau khi đổ bêtông hợp long xong, đến tháng 10/2010 chúng tôi sẽ triển khai gói thầu số 3 – gói thầu cơ điện. Gói thầu này dự kiến thi công trong vòng sáu tháng. Đến đầu tháng 3/2011 sẽ thông xe kỹ thuật hầm Thủ Thiêm và dự kiến đến tháng 6/2011 sẽ thông xe toàn tuyến đại lộ Đông - Tây bao gồm cả hầm Thủ Thiêm.

 

Ông có thể mô tả khái quát về đường hầm Thủ Thiêm sau khi hoàn thành?

 

Hầm được thiết kế gồm sáu làn xe, từ cầu Calmette chìm dần xuống đáy sông Sài Gòn và nối với phía Thủ Thiêm tại đầu đường T13 với tổng chiều dài 1.490m. Trong đó, lối vào hầm hai phía có dạng chữ U với tổng chiều dài 400m; phần nhánh và miệng hầm hai phía dài 720m; phần hầm dìm dài 370m. Độ dốc hầm tối đa là 4%, đốt hầm làm bằng bêtông cốt thép. Phần hầm nằm dưới đáy sông cách mặt nước 24m, mặt cắt ngang rộng 33,3m, cao 9m. Bề dày đáy và nắp là 1,5m, bề dày vách hai bên 1m. Tốc độ xe lưu thông trong hầm đạt 80km/h. Hầm có thể chịu được động đất 6 độ Richter và có tuổi thọ 100 năm.

 

Sau khi đưa vào khai thác, những phương tiện nào bị cấm lưu thông vào đường hầm, thưa ông? Sức chứa cũng như mức phí phải đóng khi lưu thông qua đường hầm sẽ được tính như thế nào?

 

Theo tính toán, sau khi đưa vào khai thác, mỗi ngày sẽ có khoảng 45.000 xe ôtô và 15.000 xe máy lưu thông qua hầm Thủ Thiêm. Riêng việc cấm các loại phương tiện nào, rồi thu phí bao nhiêu sẽ do trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm, vừa mới được thành lập, trình UBND TPHCM quyết định. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm bắt đầu xây dựng đường hầm, chúng tôi đã xác định không thu phí xe gắn máy và đường hầm không phục vụ cho các loại xe siêu trường, siêu trọng vì tĩnh không của đường hầm chỉ đạt 4,7m.

 

Xin ông cho biết cách thức vận hành đường hầm nhằm tránh ùn tắc giao thông cũng như cách thức bảo đảm an toàn cho người và phương tiện lưu thông khi có sự cố trong đường hầm.

 

Như tôi đã nói ở trên, tháng 10/2010 chúng tôi sẽ triển khai gói thầu cơ điện. Khi hoàn thành, các thiết bị trong đường hầm như hệ thống cấp nước, chiếu sáng; hệ thống chống cháy; hệ thống thông gió; hệ thống đo đạc độ ô nhiễm không khí; hệ thống đếm xe… đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, đường hầm còn có hệ thống loa phóng thanh, báo động khi xảy ra sự cố.

 

Tất cả các thiết bị này đều tự động truyền thông tin về trung tâm điều khiển và tự động xử lý các tình huống xảy ra. Chẳng hạn, khi nồng độ khí ô nhiễm trong hầm tăng lên thì trung tâm điều khiển sẽ tự động tăng thêm công suất quạt thông gió; hay trường hợp mật độ xe lưu thông trong hầm quá đông thì trung tâm điều khiển sẽ cho ngăn bớt lượng xe xuống hầm... Đặc biệt, hai bên hầm còn có khoang thoát hiểm rộng 2m để người dân có thể chạy bộ ra ngoài khi có sự cố.

 

Ở đây tôi chỉ trình bày sơ lược được như thế, còn các phương án cụ thể cho từng tình huống sự cố sẽ được trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm lên phương án chi tiết, cụ thể khi chuẩn bị đưa hầm vào sử dụng.

 

Do đường hầm tương đối dài, nằm sâu dưới đáy sông nên vấn đề không ít người quan tâm là thông tin liên lạc (điện thoại di động) sẽ bị gián đoạn. Có giải pháp cụ thể nào cho vấn đề này không, thưa ông?

 

Thật ra khi thiết kế hầm Thủ Thiêm ở thời điểm năm 2000 – 2001, chúng tôi chưa tính đến vấn đề này. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu thông tin di động thông suốt cho hành khách qua đường hầm, mới đây, chúng tôi đã đề xuất và được sự chấp thuận của UBND thành phố trong việc chọn thầu lắp đặt các thiết bị thu phát sóng điện thoại di động trong đường hầm. Công việc này cũng sẽ hoàn thành trước khi đưa đường hầm vào khai thác.

 

Việc duy tu đường hầm là hết sức quan trọng. Vậy hầm Thủ Thiêm sẽ được duy tu, bảo dưỡng thế nào?

 

Chính vì xác định công tác duy tu, bảo trì là tối quan trọng nên UBND TPHCM mới quyết định thành lập trung tâm Quản lý hầm Thủ Thiêm. Và theo tôi được biết, trung tâm này sẽ có tất cả 140 người làm việc 24/24h sau khi đường hầm vận hành.

 

Có ý kiến cho rằng trong tương lai hầm Thủ Thiêm sẽ không phát huy tác dụng khi có thêm cầu Thủ Thiêm 2. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

 

Ông Lương Minh Phúc: Đại lộ Đông - Tây từ nút giao thông Tân Kiên (Bình Chánh) đến ngã ba Cát Lái (quận 2) là trục đường gần nhất nối trung tâm với ngoại thành, nối cảng Cát Lái với các tỉnh miền Đông và miền Tây. Do đó, dù có đưa cầu Thủ Thiêm 2 hay 3 gì đi nữa vào sử dụng thì đại lộ Đông - Tây vẫn là trục xương sống thu hút xe lưu thông.

 

Đó là chưa kể trong tương lai, chúng tôi đã có kế hoạch kết nối điểm cuối đại lộ Đông - Tây là ngã ba Cát Lái với trục đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây và kết nối điểm đầu của đại lộ Đông - Tây với đường cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thì trục đại lộ Đông - Tây, trong đó có hầm Thủ Thiêm, sẽ càng phát huy hiệu quả khai thác.

 

Theo Đào Lê

 Sài Gòn tiếp thị

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm