1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Ngắm Thiền viện Trúc Lâm lớn nhất ĐBSCL

(Dân trí) - Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xây dựng trên diện tích gần 4 ha, với kết cấu lợp ngói, khung cột gỗ lim, chánh điện rộng cùng nhà tổ, nhiều tượng Phật được làm bằng gỗ Du Sam… Tổng kinh phí xây dựng là 145 tỷ đồng.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khánh thành ngày 17/5/2014, tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. 

Đây là ngôi chùa rộng nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam do Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đề xuất xây dựng và chính Đại tướng cũng là trưởng ban vận động đóng góp xây dựng Thiền viện.
 

 
Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, mục đích xây dựng Thiền Viện xuất phát từ tâm nguyện mong muốn khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bên cạnh đó, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam cũng đáp ứng nguyện vọng của tăng, ni, phật tử và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ mong muốn có một ngôi chùa để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm trong khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung TP Cần Thơ. Tổng diện tích Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là hơn 38.000 m2. Ngôi chánh điện, nhà thờ Tổ được xây dựng theo kiến trúc văn hóa Lý - Trần; Lầu chuông, lầu trống được xây dựng theo tháp chuông Chùa Keo ở Thái Bình. Đặc biệt, 4 hạng mục trên được làm bằng gỗ lim, khoảng 1.000 khối được nhập từ Nam Phi.

Riêng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng, nặng 3,5 tấn; đại hồng chung nặng 1,5 tấn. Tượng Bồ Tát và các vị tổ sư được tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm. Khuôn viên được bài trí cân đối như: Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), Chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược... Công trình ước tính tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa.

Được sự tín nhiệm của Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Đại đức Thích Bình Tâm được bổ nhiệm Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Cổng chính vào Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Cổng chính vào Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Các vị La Hán trước sân Thiền Viện
Các vị La Hán trước sân Thiền Viện
Hồ Thủy tạ
Hồ Thủy tạ
Biểu tượng Chùa Một Cột cũng xuất hiện trong khuôn viên Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam
Biểu tượng Chùa Một Cột cũng xuất hiện trong khuôn viên Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam
Lầu chuông và lầu trống được làm bằng gỗ Lim, nhập từ Nam Phi
Lầu chuông và lầu trống được làm bằng gỗ Lim, nhập từ Nam Phi
Những ngày cuối tuần, rất đông người dân tới tham quan, vãn cảnh chùa
Những ngày cuối tuần, rất đông người dân tới tham quan, vãn cảnh chùa
Những trụ cột ở phần chánh điện được làm bằng gỗ lim Nam Phi
Những trụ cột ở phần chánh điện được làm bằng gỗ lim Nam Phi
Những trụ cột ở phần chánh điện được làm bằng gỗ lim Nam Phi
Những trụ cột ở phần chánh điện được làm bằng gỗ lim Nam Phi
Phần chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam 
Phần chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam 
Các tượng Phật và các vị Tổ sư được làm bằng gỗ Du Sam 800 năm tuổi.
Các tượng Phật và các vị Tổ sư được làm bằng gỗ Du Sam 800 năm tuổi.
 
Thiền viện theo phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên xâm lược. Khi đất nước thái bình, vua nhường ngôi và đến nơi non cao Yên Tử để tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tạo nên hạt nhân tinh thần cho sự thống nhất tư tưởng, cố kết lòng dân.
 
Trên cơ sở này, các Thiền viện được thành lập khắp 3 miền đất nước Bắc - Trung - Nam. Hiện nay có trên 58 cơ sở lớn nhỏ thuộc hệ thống Thiền viện Trúc Lâm. Ý nghĩa nổi bật là Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc, một danh xưng do đức Pháp chủ GHPGVN đặt tên, được đệ tử của Thiền sư Thích Thanh Từ là Đại Tướng Phạm Văn Trà với tâm Phật Trần Nhân Tông, tinh thần Hộ Quốc An Dân, đã phát tâm xây dựng tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và nay là Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại huyện Phong Điền TP Cần Thơ.

Nguyễn Hành