1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Năm Quý Tỵ nói chuyện cứu hộ rắn

(Dân trí) - Trạm cứu hộ ĐNHD Củ Chi (TPHCM) đã tiếp nhận và cứu hộ những cá thể rắn hổ mang chúa nặng, dài kỷ lục. Gần đây nhất nhân viên chuyên trách đã tiếp nhận và thả về thiên nhiên một cá thể rắn hổ ngựa có toàn thân màu trắng rất khác lạ.

Theo cảnh báo Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) rắn là một trong số những loài động vật hoang dã (ĐVHD) được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Từ lâu nay nhiều loài rắn quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng do bị săn bắt ngâm rượu hoặc làm thịt.

Trao đổi với PV Dân trí,  ông Lê Xuân Lâm, Quản lý Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi, Chi Cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, từ hơn 6 năm qua cán bộ trạm quản lý, đã cứu hộ và thả về thiên nhiên hàng trăm cá thể rắn quý hiếm. Trong đó, riêng năm 2012, lực lượng cứu hộ đã giải cứu và thả về thiên nhiên 78 cá thể rắn quí hiếm, thuộc 9 loài, trong đó có những loài cực kì quí hiếm như: Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), Rắn cạp nia (Bungarus candidus), Rắn hổ đất (Naja naja), Rắn hổ mèo (Naja kaothia)

Một cá thể Rắn hổ mang chúa đang được thả về Vườn Quốc gia Cát Tiên. (Ảnh: WAR)

Một cá thể Rắn hổ mang chúa đang được thả về Vườn Quốc gia Cát Tiên. (Ảnh: WAR)

Theo thống kê, giống như phần lớn các loài ĐVHD quý hiếm khác được cứu hộ, đa số những con rắn này là tang vật của các vụ buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép bị cơ quan kiểm lâm bắt giữ. Ngoài ra có số ít được người dân và một số chùa trên địa bàn TP.HCM tự nguyện bàn giao cho cán bộ trạm. Thực tế tiếp nhận cho thấy khi chuyển về đến nơi cứu hộ đa phần rắn khá yếu, thậm chí  một số cá thể bị bệnh, may miệng hay tróc vảy. Sau một thời gian phục phục hồi sức khỏe cho rắn, cán bộ chuyên trách sẽ thả rắn về những khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt tại các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.

Rắn hổ mang đất tại Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi
Rắn hổ mang đất tại Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi

Gắn bó với công tác cứu hộ đã nhiều năm, ông Lâm không thể quên những kỷ niệm về những cá thể rắn đặc biệt. Đó là sự kiện một cá thể rắn hổ mang chúa, nặng 14kg do chùa Hoằng Pháp bàn giao vào đầu năm 2012 và một cá thể  rắn hổ mang chúa dài tới 5,2m - tang vật từ một vụ buôn bán trái phép. Đây là một trong những loài bị săn lùng nhiều nhất do những người giàu có, sành điệu luôn sẵn sàng chi nhiều tiền để có được những con rắn hổ mang to nhất. Bởi  đây là một trong những loài sống thọ nhất, chúng có thể sống tới 30 năm. Cùng đó là những câu chuyện rỉ tai về tác dụng chữa bệnh thần kỳ của nọc rắn hổ mang chúa

Gần đây nhất, ông Lâm và nhân viên cứu hộ đã tiếp nhận và thả về thiên nhiên một cá thể rắn hổ ngựa có toàn thân màu trắng rất khác lạ. Có thể đây là trường hợp đột biến gien vì bình thường rắn hổ ngựa có màu vàng nhạt.

Ông Lê Xuân Lâm và cá thể Rắn hổ ngựa khác lạ.

Ông Lê Xuân Lâm và cá thể Rắn hổ ngựa khác lạ. (Ảnh: WAR)

Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đã đăng tải thông tin về sự việc rắn tấn công vào một số nhà dân gây hoảng loạn cả khu vực dân cư. Sau đó những cá thể rắn này bị bắt giết, xua đuổi. Theo chuyên gia, sở dĩ  có hiện tượng này là do môi trường sống của rắn bị xâm phạm, rắn phải tìm đến những nơi kín đáo, yên tĩnh khác như đền chùa, bãi cỏ thậm chí lạc cả vào khu dân cư.

“Năm Quý Tỵ đã đến, hy vọng mọi người sẽ cùng đón một năm mới anh lành và không làm hại đến loài rắn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng” ông Lâm nhắn gửi.

Trong những năm gần đây, rắn bị lùng bắt ráo riết trên khắp các cánh đồng. Rắn bị bắt, chuột không còn đối thủ nên sinh trưởng phát triển tràn lan và trở thành nỗi lo cho những người nông dân. Rắn phát triển liên tục từ khi mới sinh cho đến khi chết đi. Vì thế những loài rắn sống càng lâu thì kích thước và trọng lượng cơ thể càng lớn. Trong đó loài rắn hổ mang chúa thường có kích thức lớn. Nọc loài rắn này không phải là loại độc nhất, nhưng lượng nọc độc này nhiều đến nỗi một lần cắn có thể giết chết một con voi.

Phạm Thanh 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm