TPHCM:
Muôn kiểu xả rác ngày Tết ông Táo
(Dân trí) - Ngày đưa ông Táo về chầu trời, các sông hồ Sài Thành được một dịp “no” rác, với đủ các loại phế phẩm liên quan đến bếp được đưa ra vất nơi đây.
Cá chép được đựng trong tất cả các vật dụng từ xô, chậu cho đến túi nilon để di chuyển từ nhà ra địa điểm thả. Sau khi cá được thả xuống sông, hồ thì các túi nilon được gia chủ cho đáp xuống đất hoặc được thả ngay xuống nước.
Nhiều người còn mang cả những tàn nhang, cát trong lư hương… liên quan đến đồ cúng ông Táo thả xuống sông một cách vô tư.
Những địa điểm mà người dân tại TPHCM thường đến thả cá là sông Sài Gòn (quận 2), các con kênh, khu hồ thuộc Công viên Hoàng Văn Thụ hay hồ cá của chùa Phước Hải (quận Bình Thạnh)…
Chị Hoàng Thị Phụng, (quận 2) gần cầu Sài Gòn cho biết: “Không biết ông Táo có được cưỡi cá chép đi không chứ tôi thấy nước sông thì bị ô nhiễm, bốc mùi, lại nhiễm mặn, cá nào chịu nổi. Chưa kể họ còn mang đủ thứ đến đây vất đầy cả bờ sông. Nhiều con cá mới được thả xuống đã bị các tay chài lưới bắt trở lại để mang đi bán cho những người có nhu cầu."
Được biết, cá chép hồng vốn được nuôi trong môi trường nhân tạo nên khó thích ứng với môi trường tự nhiên. Do vậy tỉ lệ sống sót sau khi được thả là rất thấp. Chính vì thế việc làm này cảm thấy có nhân văn nhưng không biết có thật sự là vậy hay không?!
Một hai ba ông táo đón nhận cá chép nào
Cá chép được thả nơi ống cống thoát nước ở quận2 (cầu Sài Gòn) không biết sống nổi không
Ai cũng mang từng bịch đến nơi đây để thả
Xô và túi ni lông được sử dụng để đưa cá chép thả cho ông Táo làm phương tiện
Những con cá chép bị chết được vớt lên tại chùa Phước Hải (quận Bình Thạnh)
Vừa thả cá chép xuống sông
Thì trút ngay đủ thứ bụi bặm của bếp núc xuống ngay nơi đó
Thả xong các gia chủ vất ngay bật ni lông xuống đất
Thắp hương khấn vái tứ phương
Kèm thêm đủ muôn loại rác cho bờ sông tự xử lý
Chỉ tội cho những chú cá chép vừa được thả đã bị bắt ngay trở lại
Hoài Lương