1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

“Mê hồn trận” số nhà!

(Dân trí) - Việc tìm nhà ở một số con đường tại TP Pleiku (Gia Lai) và TP Kon Tum (Kon Tum) khiến nhiều người “phát hoảng” vì rơi vào “mê hồn trận”.

Tại đường Hoàng Văn Thụ (HVT) - TP Pleiku, Gia Lai, số nhà được đặt rất... loạn xạ. Cùng một con đường nhưng có trên 3 hộ gia đình trùng số nhà như số 02, 06… Không chỉ trùng số mà còn “loạn” số chẵn - lẻ, loạn chiều đánh số và số nhảy cóc.

Chị Phạm Thị Mai (trú đường Đồng Tiến, TP Pleiku) chia sẻ: “Mấy hôm trước tôi muốn tìm nhà số 20 HVT mà phải đi hết con đường mới tìm được”.

Loạn số nhà!
Loạn số nhà!

Không chỉ gây khó khăn cho người đi tìm địa chỉ mà ngay cả những hộ gia đình sống trên con đường này cũng đau đầu. “Trước đây có lần gia đình tôi nhận được một bưu phẩm, nhưng xem kỹ hóa ra không phải của nhà mình. Chạy xe đi tìm thì mới biết có gia đình khác cũng có số nhà 75 giống nhà mình. Mệt nhất là mỗi lần gọi gas hay dịch vụ gì đó...” - một phụ nữ tên Vân cho biết.

Số nhà nhảy cóc ở phố núi Pleiku
Số nhà "nhảy cóc" ở phố núi Pleiku

PV đến Phòng Quản lý đô thị TP Pleiku để tìm hiểu về tình trạng loạn số nhà nhưng cán bộ phòng cho biết lãnh đạo đi vắng và hẹn sẽ liên hệ với PV qua điện thoại, nhưng gần nửa tháng nay vẫn chưa thấy hồi âm.

2 số nhà 06 ở đối diện nhau

2 số nhà 06 ở đối diện nhau
2 số nhà 06 ở đối diện nhau

Cùng chung cảnh “loạn số nhà” là một số con đường ở TP Kon Tum.

Số nhà ở TP Kon Tum
Số nhà ở TP Kon Tum

Ngoài ra, việc đặt tên đường ở đây cũng có bất cập.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, để đặt tên đường phải trải qua nhiều bước như: UBND huyện, thị phải có văn bản đặt tên đường, văn bản tóm tắt ý nghĩa tên đường, sơ đồ vị trí dự kiến đặt tên đường, mô tả tóm tắt quy mô tên đường, đường phải là đường nhựa và có dân cư sinh sống trên đường, trong hồ sơ có trích biên bản ý kiến, nguyện vọng của người dân đang sinh sống trên con đường đó về việc đặt tên đường rồi trình lên UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.

Sau đó các cơ quan liên ngành gồm: Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở VHTT&DL, Sở TN&MT, Hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường và Công trình công cộng, Hội VHNT, Ban tuyên giáo tỉnh ủy, liên hiệp các hội Khoa học- kĩ thuật, đại diện địa phương xin đặt, đổi tên đường sẽ họp xét. Khi nghị quyết được thông qua thì sẽ gửi đến Sở Tư pháp thẩm định dự thảo. Và tên đường chỉ được đặt khi Hội đồng nhân dân thông qua kì họp đó, sau đó UBND tỉnh ban hành quyết định.

Để đặt, đổi được tên đường không phải đơn giản nên có những nơi cả năm xin được đặt tên đường nhưng vẫn chưa được. Như bà Nguyễn Thái Thị Tường Vân - Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở VHTT&DL - cho biết: “UBND huyện Chư Pưh xin được đặt tên đường cho trung tâm huyện cả năm nay, qua 3 lần họp vẫn chưa được”.

Số nhà ở TP Kon Tum
Đường Trần Dũng không có nhà, chỉ là một ngã ba dài vài chục mét nhưng cũng được đặt tên qua thời gian họp xét kì công

Quy định chặt chẽ là như vậy, nhưng chẳng hiểu sao ở TP Kon Tum vẫn có “con đường” dài khoảng 20m là ngã ba đường, không có bất kì hộ dân nào nhưng vẫn được “kì công” đặt tên?

Thiên Thư