1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

TPHCM:

Mặt trận chống tham nhũng không thể thiếu vai trò của báo chí

(Dân trí) - “Vụ tiêu cực tại trạm cân Dầu Giây, Đồng Nai có cán bộ nào biết ngoài báo chí? Báo chí đã sống trong nhân dân, đi cùng nhân dân. Quốc hội, Chính phủ phải ủng hộ báo chí”.

Đó là ý kiến của ông Trần Văn Thống (cử tri phường 9, quận 3, TPHCM) vào chiều 14/10 trình bày trước các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Cử tri tuổi ngoài 70 này khẳng định, báo chí đóng góp vai trò rất lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Vụ tiêu cực tại trạm cân Dầu Giây, có cán bộ nào biết ngoài báo chí? Báo chí đã sống trong nhân dân, đi cùng nhân dân. Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ phải ủng hộ báo chí”, ông Thống nói.

Báo chí sống trong nhân dân, đi cùng nhân dân
Báo chí sống trong nhân dân, đi cùng nhân dân

Ông Thống cũng nhắc lại các hành động của Trung Quốc trên biển Đông. Ông cho biết, lâu nay Việt Nam luôn coi Trung Quốc là người bạn, là anh em láng giềng thân thiết. Thế nhưng, thời gian gần đây, Trung Quốc đã âm mưu xây dựng các đảo nhân tạo như Gạc Ma, Phú Lâm; thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Đông...

Những hành động trên của Trung Quốc là nhắm đến việc cô lập các đảo của Việt Nam, thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông... Những động thái của Trung Quốc thời gian qua khiến không chỉ ông mà cử tri cả nước rất bức xúc.

Ông Thống nói rằng, trong lịch sử, Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Sử sách từ cổ chí kim chưa bao giờ nói 2 quần đảo này là của Trung Quốc, ngoại trừ đảo Hải Nam. Nhìn thấy chủ quyền biển đảo bị Trung Quốc lăm le, ông Thống bức xúc: “Tôi năm nay bảy mấy tuổi rồi, nhưng nếu cần tôi sẵn sàng xung phong bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Cũng trong buổi tiếp xúc, các cử tri băn khoăn về những kiến nghị của mình không biết sẽ đi đến đâu. Giải đáp thắc mắc này, ĐBQH Trần Du Lịch cho biết, các ý kiến của cử tri đều được Đoàn ĐBQH TPHCM ghi âm rồi về rải băng, tổng hợp lại thành văn bản gửi UBND TP, Chính phủ để đề xuất hướng giải quyết.

“Chúng tôi đều lắng nghe, ghi nhận và giải quyết chứ không có chuyện tiếp nhận chung chung các ý kiến của bà con cử tri. Chúng tôi chuyển đến các cơ quan chức năng và cũng giám sát chặt chẽ việc thực hiện, giải quyết các kiến nghị của bà con”, ông Trần Du Lịch nói.

Tiếp thu các ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, hoàn toàn đồng ý với ý kiến của cử tri Trần Văn Thống. Chủ tịch nước khẳng định vai trò của báo chí là không thể thiếu trong mặt trận chống tham nhũng.

“Bác Hồ từng nói, người làm báo là chiến sĩ. Vì vậy, cần sự trung thực trong từng bài báo. Người làm báo phải bản lĩnh, trung thực. Đã là chiến sĩ mà không dũng khí, không trung thực, không chấp nhận gian nguy thì không phải là chiến sĩ như Bác Hồ mong muốn”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.

Công Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm