1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Quảng Bình:

Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước

Tiến Thành – Đặng Tài

(Dân trí) - Tính đến chiều 9/10, lũ tại Quảng Bình vẫn tiếp tục dâng lên. Tại địa phương này đã có gần 13 ngàn ngôi nhà ngập trong nước. Riêng tại “rốn lũ” Tân Hóa, hơn 550 căn nhà ngập sâu từ 1,5 đến 3m.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình, tính đến chiều ngày 9/10, địa phương này đã có 12.616 nhà dân bị ngập trong nước lũ. 

Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước - 1

Nước lũ tại Quảng Bình vẫn tiếp tục dâng lên.

Tại huyện Quảng Ninh có 4.338 nhà trên 13 xã, thị trấn, ngập sâu từ 0,5-1m và ngập trụ sở chính quyền xã Trường Sơn. Huyện Lệ Thủy có 7.650 hộ bị ngập nước.

Nhiều địa bàn của tỉnh Quảng Bình hiện cũng đang bị chia cắt cô lập do mưa lũ như: huyện Minh Hóa với 16 bản/3 xã; huyện Tuyên Hóa 3 thôn, bản/1 xã; huyện Bố Trạch 6 bản/1 xã; huyện Quảng Ninh có 5 xã bị chia cắt giao thông; huyện Lệ Thủy với 7 bản/2 xã; huyện Quảng Trạch có xã Phú Hòa và thôn Kinh Nhuận của xã Cảnh Hóa, thôn Thuận Hòa của xã Liên Trường.

Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước - 2
Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước - 3

Tại Quảng Bình có gần 13 ngàn căn nhà ngập sâu trong nước.

Tại hai xã miền núi Trường Xuân và Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, mưa lớn đã làm ngập các ngầm tràn, đoạn đường thấp trũng, làm cô lập cục bộ một số vùng dân cư. Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã tại huyện miền núi Minh Hoá, Tuyên Hoá và tại các xã miền núi của các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ… do mưa lớn nên lượng nước đổ về qua các ngầm, các con đường thấp trũng gây ách tắc giao thông cục bộ.

Đặc biệt “rốn lũ” xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tính đến chiều 9/10, số nhà bị ngập nước đã tăng lên hơn 550 căn, trong đó nhiều căn nhà đã ngập nóc. Tuy nhiên nhờ có nhà phao chống lũ, người dân và tài sản đều được đảm bảo an toàn.

Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước - 4

Nhiều trường học cũng đã ngập trong nước lũ.

Theo ông Trương Thanh Duẫn, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa, chính quyền cùng người dân cũng đã chủ động đưa hơn 2.000 con trâu, bò lên vùng cao để tránh lũ. Các tài sản lớn trong nhà không thể đưa được lên nhà nổi thì kê kích lên cao và buộc cẩn thận để phòng tránh bị trôi, hư hỏng. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại, mặc dù Tân Hóa đã có trên 550 ngôi nhà bị ngập sâu nhưng không có thiệt hại về người và tài sản có giá trị.

Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước - 5
Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước - 6

Tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, nước lũ vẫn tiếp tục dâng, hiện tại đã có hơn 550 căn nhà bị ngập sâu. (Ảnh chụp vào chiều 9/10)

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Bộ chỉ huy Quân sự và Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình cũng đã thường trực 100% quân số tại cơ quan, đơn vị, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia ứng phó mưa lớn, ngập lụt và hỗ trợ nhân dân khi có tình huống. Tổ chức lực lượng chốt chặn, cảnh báo hướng dẫn người, phương tiện qua lại các đoạn đường bị ngập, nước chảy xiết.

Các địa phương tại Quảng Bình cũng đã chủ động sẵn sàng các phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”; phân công cụ thể cán bộ trực tiếp chỉ đạo các xã, các thôn, bản; đặc biệt là những vùng thường xuyên bị chia cắt, những vùng thường bị ngập sâu hoặc có nguy cơ sạt lở, lũ quét; chủ động chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết khác cho nhân dân các vùng có nguy cơ bị chia cắt, vùng ngập sâu, vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc sinh sống và các vùng dân cư khác, đề phòng bị chia cắt lâu dài.

Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước - 7
Lũ vẫn tiếp tục dâng, gần 13 ngàn ngôi nhà đã chìm sâu trong nước - 8

Người dân Quảng Bình đang gồng mình chống lũ.

Triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông nhất là qua các khu vực ngầm, tràn, đò ngang, cương quyết không cho người và phương tiện đi qua những khu vực nguy hiểm.

Rà soát, kiểm tra phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển, hạ lưu các hồ đập; vùng thấp trũng, khu vực ngập úng đô thị để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn khi có yêu cầu khẩn cấp; tuyên truyền nhắc nhở, kiên quyết không để nhân dân vớt củi, bắt cá, lội qua khe, suối… khi đang có mưa lũ.