1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lắp camera, bố trí người bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch

(Dân trí) - Đơn vị thực hiện Dự án thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch (Hà Nội) bằng công nghệ Nhật Bản đã tiến hành lắp camera an ninh và bố trí người canh gác để bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản, cá chép đỏ Việt Nam được thả xuống sông Tô Lịch hôm 16/9.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào sáng nay (20/9), tại đoạn sông Tô Lịch đang được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản, đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành lắp camera và bố trí người canh gác để bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản và cá chép đỏ Việt Nam được thả vào ngày 16/9 vừa qua.

Lắp camera, bố trí người bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch - 1
Lắp camera, bố trí người bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch - 2
Lắp camera, bố trí người bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch - 3

Lắp camera an ninh ở các vị trí để bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch.

Lắp camera, bố trí người bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch - 4

Bốt bảo vệ được dựng lên để bố trí người trong coi đàn cá.

Ngoài ra, đơn vị này còn tiến hành lắp khung lưới che phía trên để bảo vệ đàn cá khỏi bị nắng nóng. Theo quan sát, đàn cá trong khu thí điểm sáng nay vẫn bơi lội bình thường.

Lắp camera, bố trí người bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch - 5
Lắp camera, bố trí người bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch - 6

Công nhân tiến hành lắp đặt khung che phía trên để tránh nắng nóng cho đàn cá.

Lắp camera, bố trí người bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch - 7

Đàn cá vẫn bơi lội bình thường.

Liên quan đến một con cá Koi Nhật Bản chết tại khu vực trên vào ngày 18/9, đơn vị thực hiện Dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản cho biết: "Sau khi xác nhận với bảo vệ thì bảo vệ thú nhận có lúc không để ý liên tục nên có khả năng có đối tượng chơi xấu phá hoại. Chất lượng nước chúng tôi đo được như sau: pH đo được lúc 15h05 chiều 18/9 là 7,5 (Trong khoảng pH thích hợp cho cá Koi la 7-7,5); DO (hàm lượng oxy hoà tan) đo được lúc 15h35 chiều 18/9 là 5.27 mg/l là trên mức yêu cầu tối thiểu là 2mg/l;...".

Trước đó, sáng ngày 16/9, chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đã cùng nhau thả 50 con cá Koi Nhật Bản và 50 con cá chép đỏ Việt Nam xuống khu thí điểm làm sạch ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản tại đoạn sông Tô Lịch (Hà Nội). 

Mục đích của việc thả cá lần này là để chứng minh nguồn nước sau một thời gian thí điểm làm sạch bằng công nghệ công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã đem lại kết quả tích cực, nguồn nước sau xử lý đã đạt quy chuẩn Việt Nam, cá có thể sinh sống được.

Như đã đưa tin, ngày 16/5, TP Hà Nội khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano -Bioreactor. Sau một thời gian thí điểm bước đầu nước sông Tô Lịch, Hồ Tây tại khu vục thí điểm có cải thiện theo chiều hướng tích cực, bớt mùi hôi và nước trong hơn.

Nguyễn Dương