1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Không lập Ủy ban lâm thời giải án oan “đụng trần”

(Dân trí) – Để xét lại quyết định giám đốc thẩm sai lầm nghiêm trọng của TAND tối cao mà không ai còn quyền kháng nghị, UB Thường vụ QH nêu ý kiến lập Ủy ban Lâm thời, giao quyền giải quyết theo từng vụ việc. Nhưng phương án này bị ”bác” vì không hợp hiến, hợp pháp.

Thảo luận về dự án Luật tố tụng dân sự sửa đổi chiều 16/2, các thành viên UB Thường vụ QH tập trung bàn cách xây dựng cơ chế xem xét, khắc phục án oan sai nhưng “đụng trần” ngày càng nhiều.

Thực tiễn xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thời gian qua, nhiều trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có sai lầm nghiêm trọng hoặc có chứng cứ mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định, nhưng không có cơ chế để giải quyết lại, đương sự rất bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài.
 
Không lập Ủy ban lâm thời giải án oan “đụng trần”   - 1

Một luồng ý kiến đề nghị không nên quy định cơ chế này, chỉ nên tổ chức một Ủy ban lâm thời để xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Điều 127 Hiến pháp quy định trong tình hình đặc biệt thì Quốc hội có thể thành lập Tòa án đặc biệt nhưng Điều 22 Luật tổ chức TAND quy định Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất nên không ai có thẩm quyền kháng nghị quyết định của cơ quan này.  

Do đó, UB Thường vụ QH cho rằng việc thành lập Ủy ban lâm thời để “chỉnh” cơ quan xét xử cao nhất không phù hợp pháp luật hiện hành mà cần một cơ chế đặc biệt để Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao được tự mình xem xét lại quyết định giám đốc thẩm có sai lầm nghiêm trọng nhằm khắc phục những hạn chế vướng mắc tồn tại. Hiện Luật tố tụng hành chính cũng đã xây dựng theo hướng này.

UB Thường vụ QH, UB Tư pháp của QH, Viện trưởng VKSND tối cao và Chánh án TAND tối cao là những chủ thể có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị Hội đồng thẩm phán “tự xử” án oan sai của mình.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính tỏ ý lo ngại quy định “mở” như vậy sẽ làm cho việc giải quyết các vụ án dân sự không có điểm dừng. Ông Chính kiến nghị, sai thì sửa theo hướng bồi thường thiệt hại chứ không phải xét xử lại.

Bảo lưu quan điểm để tòa “tự xử”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh: ”Trong khi chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ quyền công dân tốt hơn thì trước mắt nên áp dụng cơ chế này để bảo vệ quyền công dân”.

P.Thảo

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm