1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Không có cơ sở khẳng định máy bay bị nổ trên không

(Dân trí) - Tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, lúc 10h53, máy bay Casa 8981 phát hiện một đốm trắng gần đảo Thổ Chu. Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hiện không có cơ sở khẳng định máy bay bị nổ trên không.


Đại tá Trần Văn Lâm- Sư đoàn phó Sư đoàn không quân 370 trao đổi với phóng viên tại sân bay Cà Mau cuối giờ chiều 11/3 sau ngày tìm kiếm. (Thực hiện: Huỳnh Hải)
 
17h45, phóng viên Dân trí đã trở lại sân bay Tân Sơn Nhất, kết thúc chuyến bay tìm kiếm cùng máy bay AN 26. Trong hành trình này, máy bay AN 26 đã rà soát khu vực cách đảo Côn Sơn 200km về phía Đông.  
 
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Trần Văn Lâm cho biết, Quân chủng Phòng không không quân vừa cho thành lập trạm ra đa tại sân bay Cà Mau, với nhiệm vụ theo dõi, quan sát hoạt động của các máy bay trực thăng trong việc tìm kiếm cứu nạn.
 
Phát hiện đốm trắng khác lạ gần đảo Thổ Chu
 
Phát hiện đốm trắng khác lạ gần đảo Thổ Chu
Qua quan sát của PV Dân trí từ trên trực thăng 8431, có rất nhiều tàu thuyền qua lại ở khu vực tìm kiếm trên biển (Ảnh: Huỳnh Hải).

17h26, trực thăng Mi 171-02 cũng vừa đáp xuống sân bay Cà Mau, trực thăng này vừa làm nhiệm vụ từ Phú Quốc trở về. Như vậy hiện có 3 trực thăng Mi 171 đậu ở sân bay Cà Mau chờ lệnh.

17h15,
trực thăng Mi 8431 đáp xuống sân bay Cà Mau sau một buổi chiều tích cực tìm kiếm.

16h50,
việc tìm kiếm không có kết quả, không phát hiện gì đáng nghi vấn, máy bay Mi 171-8431 đang trên đường quay trở về sân bay Cà Mau. Quá trình tìm kiếm chỉ phát hiện một vật thể màu trắng hình vuông nhưng sau đó xác định chỉ là một miếng xốp.

PV

PV Dân trí cùng theo dõi việc tìm kiếm trên trực thăng
 
16h10, tin từ trực thăng Mi 171-8431 báo về, trực thăng này vừa phát hiện một vật thể chưa xác định trôi gần khu vực nhà giàn DK10. Hiện chiếc 8431 đang đảo qua đảo lại khu vực này để xác định rõ vật thể nói trên.
 
15h40, PV Dân trí tham gia cùng chuyến tìm kiếm trên chiếc Mi 171-8431 cho biết, trực thăng đang bay quần thảo quanh khu vực nhà giàn DK10, cách Cà Mau khoảng 200km. Việc tìm kiếm được thực hiện rất chi tiết song không thấy có điểm gì khác lạ.
 
Khoảng 14h, tại sân bay Phú Quốc xuất hiện thêm một chuyên cơ màu trắng đỗ ngay sát bên trực thăng Mi 171-02. Đó là chuyên cơ VN - B444 của ông Đoàn Nguyên Đức. Nhiều người cho rằng máy bay của “bầu” Đức cũng tham gia tìm kiếm cứu nạn.

 

Giám đốc sân bay Phú Quốc xác nhận về sự có mặt chuyên cơ của ông Đoàn Nguyên Đức. Tuy nhiên trao đổi với PV, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn - Phó Tư lệnh Phòng không không quân - khẳng định chiếc máy bay này không liên quan đến công tác tìm kiếm.

 

Phát hiện đốm trắng khác lạ trên biển

Chuyên cơ của bầu Đức đỗ bên cạnh trực thăng khiến nhiều người tưởng rằng chuyên cơ tư nhân này đi cứu hộ. (Ảnh: Công Quang)
 
Bộ Quốc phòng Việt Nam có điện gửi Quân khu 5, 7, 9; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Bộ Tư lệnh Hải quân, Cảnh sát biển, với nội dung yêu cầu thông báo, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền phối hợp cung cấp thông tin cho địa phương để mở rộng nguồn thông tin về vị trí, khu vực, dấu hiệu nghi vấn vụ mất tích máy bay trong lãnh thổ và vùng nước của Việt Nam; Tăng cường công tác quản lý địa bàn, phát hiện các dấu vết có liên quan đến máy bay mất tích; đặc biệt chú ý ở các khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, khu vực dân cư thưa thớt. Các đơn vị tiếp giáp với biên giới Campuchia và Lào thông báo và phối hợp với bạn để có thông tin. Các thông tin nhận được báo cáo kịp thời về Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng qua Cục Cứu hộ - Cứu nạn để xác minh và xử lý thông tin.
 
15h05, thông tin từ PV Dân trí báo về cho biết, lúc 13h30, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan chuyên môn của Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia để rà soát, đánh giá việc triển khai các công việc tìm kiếm, cứu hộ tàu bay Boeing 777-200, chuyến bay MH-370 của Malaysia Airlines.

 

Để bảo đảm an toàn cho việc tìm kiếm, cứu hộ tàu bay mất tích và các hoạt động bay thương mại thường ngày, Cục trưởng Lại Xuân Thanh yêu cầu Phòng Quản lý hoạt động bay chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý vùng trời trong việc cấp phép cho các phương tiện bay nước ngoài vào tìm kiếm, điều hành an toàn các tàu bay tìm kiếm trong khu vực khả nghi và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bay khác tại Việt Nam.

 

Cục Hàng không Việt Nam đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan chuyên môn hệ thống hóa các thông tin liên quan, chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cơ sở vật chất, pháp lý để phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo sau tìm kiếm.
 
Điểm màu đỏ là vị trí phát hiện đốm trắng. (Ảnh: Quang Phong)
Điểm màu đỏ là vị trí phát hiện đốm trắng. (Ảnh: QP)

 

Trong một diễn biến khác, cùng với lệnh tăng cường an ninh thì hoạt động khai thác, vận chuyển hành khách bằng đường hàng không cho đến thời điểm hiện tại vẫn diễn ra bình thường, không có gì xáo trộn.

 

Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu từ Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, công tác tìm kiếm tiếp tục triển khai với tất cả khả năng của chúng ta. Vì vậy, thời gian có thể còn kéo dài. Tùy theo kết quả tìm kiếm, trong chiều nay sẽ định hướng và quyết định phương án tìm kiếm tiếp theo trong ngày mai.

 
14h58, trực thăng Mi 171 số 8431 đang bay tìm kiếm cách mặt nước biển khoảng 400m. Trực thăng Mi 171 - 8416 cũng đang rà soát tìm kiếm trên vùng biển Cà Mau.
 
14h30, Sở chỉ huy tiền phương tại Phú Quốc thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về máy bay, phi hành đoàn cùng hành khách trên chuyến bay của Malaysia bị mất tích. Theo đó, 2 số điện thoại tiếp nhận thông tin là 077.3846704 và 077.3847508.
 

Việc công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về “số phận” máy bay Malaysia từ các cơ quan chức năng, tàu tìm kiếm cứu nạn và nhất là của các ngư dân đang đánh bắt ngoài khơi báo về. Từ những thông tin này, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn sẽ lên phương án ứng phó, triển khai hành động cụ thể nhất.

 

Một cán bộ trực đường dây nóng cho biết, đến 14h chiều nay 11/3, đường dây nóng này đã nhận một trường hợp người dân báo tin về từ vùng biển Cà Mau; thông tin này đã được chuyển cho những đơn vị tìm kiếm xác minh.

 

(Nguồn: VTV)

14h9, chiếc trực thăng MI 171-02, bắt đầu cất cánh ở sân bay Phú Quốc, tiếp tục việc tìm kiếm trong vùng biển gần đảo Phú Quốc. Đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 917 (Sư đoàn 370 không quân) nói: “Nếu không phát hiện tín hiệu nào của máy bay gặp nạn, đến 16 giờ, trực thăng sẽ bay trở lại túc trực ở sân bay Cà Mau”.

 

Trước đó 10 phút, tại đây một chiếc thủy phi cơ cũng cất cánh.
 
Thủy phi cơ cất cánh tại sân bay Phú Quốc (Ảnh: Phạm Tâm)

Thủy phi cơ cất cánh tại sân bay Phú Quốc (Ảnh: Phạm Tâm)
 
13h45, phóng viên báo Dân trí Trần Trung Kiên đã có mặt trên chuyến bay số hiệu AN 26 (1) do cơ trưởng Vũ Đức Long điều khiển (dự kiến cất cánh lúc 13h50). Máy bay sẽ tìm kiếm ở ở phía Nam đảo Côn Sơn, cách đảo khoảng 200km. Tại Cà Mau, trực thăng Mi 171 số hiệu 8431 cũng chuẩn bị xuất phát. Phóng viên báo Dân trí Huỳnh Nhật Hải sẽ cùng tham gia chuyến bay với đoàn tìm kiếm.
 
Mi 171 số hiệu 8431 bắt đầu buổi tìm kiếm chiều nay.

Mi 171 số hiệu 8431 bắt đầu buổi tìm kiếm chiều nay.
 
13h33, máy bay IL76 của Trung Quốc đã vào Việt Nam tham gia tìm kiếm.
 
13h15, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, lúc 10h53, máy bay Casa 8981 phát hiện tại tọa độ 7 độ 59'17"-103độ 103'44'05" một đốm màu trắng về phía đông nam đảo Thổ Chu, cách đảo Thổ Chu khoảng 80 hải lý.
 
Hình ảnh đốm trắng lạ mới được phát hiện (Ảnh: Quang Phong)

Hình ảnh đốm trắng lạ mới được phát hiện

 
13h, Thông tin từ Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không cho biết, trong sáng nay, Trung Quốc đã xin phép được điều thêm 1 máy bay từ Hải Nam xuống khu vực tìm kiếm, và hiện phía Việt Nam đã cho phép máy bay này vào không phận tìm kiếm. Máy bay TU154 của Trung Quốc cũng đang xin phép vào biển Đông của Việt Nam để tham gia tìm kiếm. Như vậy cho đến thời điểm này Trung Quốc có 2 máy bay sẽ tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích trên khu vực biển của Việt Nam. Trong khi đó, một thông tin khác mới ghi nhận là hiện nhiều nước trên thế giới không có đường bay qua khu vực nhưng cũng chủ động đề nghị được hỗ trợ tìm kiếm máy bay Malaysia đang mất tích, là Anh, Pháp, Úc...
 
Cùng thời điểm, phóng viên Dân trí từ đảo Phú Quốc cho hay, lượng người đến Phú Quốc bắt đầu đông lên từ sáng nay. Bà Kim Phụng, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc cho biết: “Tôi không ngờ mới đầu tuần mà “cháy phòng”, từ trước tới giờ đây là lần đầu tiên khách sạn tôi “cháy phòng”, có lẽ do nghi ngờ máy bay Malaysia rơi người ta mới đến đông thế”- Chị Phụng nói.
 
Phú Quốc hiện có khoảng trên dưới 100 khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở dịch vụ lưu trú với trên dưới 2.520 phòng, đáp ứng được cho khoảng trên dưới 3000 lượt khách lưu trú mỗi ngày. Tàu cao tốc Rạch Giá – Phú Quốc ngày thường chỉ chạy 2 chuyến/ngày (khởi hành 8 giờ và 13 giờ), nhưng hôm nay dù là ngày đầu tuần nhưng đã phải tăng thêm một chuyến (khởi hành 9 giờ) nhưng vẫn không còn một ghế trống.
 

Ông Huỳnh Quang Hưng, phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết “hiện nay khách vãng lai đang tăng lên từng ngày, chúng ta có cảng quốc tế và sân bay quốc tế thì an ninh cần phải tăng cường. Nếu xác định vụ máy bay bị nạn là do khủng bố thì càng phải thắt chặt an ninh hơn nữa”.

 
12h15, phóng viên Dân trí từ sân bay Tân Sơn Nhất thông tin, chuyên cơ AN 26 xuất phát từ khu quân sự sân bay Tân Sơn Nhất lúc 7h30 tiến về vùng biển nghi máy bay Malaysia mất tích để tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đã trở về tiếp nhiên liệu lúc 11h40 cùng ngày.
 
Trực thăng Mi 171 - 02 tiếp tục ra hiện trường tìm kiếm cứu nạn (Ảnh: Công Quang)

Trực thăng Mi 171 - 02 tiếp tục ra hiện trường tìm kiếm cứu nạn (Ảnh: Công Quang)
 
11h15 - Sở chỉ huy tiền phương - Phú Quốc, tàu trực thăng và thủy phi cơ ra hiện trường đã hơn 1 giờ đồng hồ nhưng chưa thấy quay về. Mọi thông tin từ Trung tâm kiểm soát không lưu sân bay Phú Quốc vẫn... “kín bưng”.

 

Không có nhà chức trách cập nhật thông tin, nhiều phóng viên trong nước và nước ngoài cùng tỏ rõ sự mệt mỏi, sốt ruột. Do điểm đặt Sở chỉ huy tiền phương cách xa khu vực dân cư, trong điều kiện tác nghiệp nhanh nên các phóng viên chỉ có thể lót dạ bằng bánh mì. Một nữ phóng viên của kênh truyền hình nước ngoài đã đến xin 2 ổ bánh mì và được các đồng nghiệp Việt Nam sẵn sàng chia sẻ.
 
Phóng viên Việt Nam chia sẻ bữa trưa với đồng nghiệp nước bạn (Ảnh: Công Quang)

Phóng viên Việt Nam chia sẻ bữa trưa với đồng nghiệp nước bạn (Ảnh: Công Quang)


Các phóng viên nóng ruột chờ tin (Ảnh: Công Quang)

Các phóng viên nóng ruột chờ tin (Ảnh: Công Quang)

 

Trong một diễn tiến khác, trước yêu cầu của Ban chỉ huy tìm kiếm phi cơ Malaysia mất tích, chính quyền tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc đã lên phương án hỗ trợ công tác ứng cứu. Theo đó, tỉnh Kiên Giang đã thông báo cho tàu thuyền của ngư dân đang hoạt động trên biển lưu ý phát hiện dấu hiệu hay vật thể lạ khả nghi có liên quan đến máy bay Malaysia thì báo cho nhà chức trách để lên phương án xử lý. Đây là phương án huy động lực lượng tại chỗ tối ưu hóa khi mà các chuyến khảo sát của hải quân, không quân chưa có dấu hiệu tích cực. Huyện đảo Phú Quốc cũng chuẩn bị phương tiện, lực lượng tại chỗ để phối hợp, lên phương án sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết. Thuốc men và các vật dụng cần thiết cho việc cứu trợ đã được sẵn sàng.

11h, ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đã chủ trì cuộc họp nhanh với các ban ngành của huyện Phú Quốc và đưa ra một số tình huống xấu nhất.

Tại đây ông Sa đã phân công một đồng chí lãnh đạo huyện Phú Quốc trực tiếp với Ban chỉ huy tiền phương tại sân Bay Phú Quốc. Ông Sa cũng chỉ đạo trong trường hợp xấu nhất xảy ra với chiếc may bay Malaysia mất tích: “Khi phát hiện nạn nhân phải có phương tiện ngay không chờ xin phép, thủ tục rườm rà”. 

Ông Sa cũng cho biết thêm, chiều nay sẽ trở về TP Rạch Giá để chủ trì cuộc họp khẩn, phân công đầu mối cho các cơ quan và thống kê lại phương tiện nhân lực cùng tham gia.

Hiện nay đang có 5 máy bay của Việt Nam, Malaysia và Singapore hoạt động trên vùng tìm kiếm, riêng Việt Nam có 2 máy bay (trong đó 1 máy bay mở rộng về mũi Cà Mau). Hôm nay sẽ có nhiều giả thiết đặt ra để đưa ra vùng tìm kiếm hiệu quả nhất.
 
An ninh sân bay Phú Quốc được thắt chặt (Ảnh: Công Quang)
An ninh sân bay Phú Quốc được thắt chặt (Ảnh: Công Quang)
Máy bay mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được vẫn được coi là tai nạn máy bay. Trong trường hợp này, việc công bố tai nạn sẽ do Malaysia triển khai.
 
(thực hiện: Trung Kiên)
 
10h15 - Phú Quốc, Thiếu tướng Lê Minh Thành, Phó Tư lệnh Hải quân cho biết, sáng nay một tàu chở dầu báo tin phát hiện một vật thể lạ cách đảo Thổ Chu khoảng 80km. Lực lượng tìm kiếm đang đi tàu tới tiếp cận và xác định vật thể lạ.
 
Cùng thời điểm này, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam trao đổi với PV Dân trí, cho biết, máy bay khi mất tích được xác định là đang bay ở độ cao hơn 10.000m. Đã có giả thiết đưa ra là máy bay nổ ở trên không, nếu đúng thì chứng tích các mảnh vỡ sẽ rơi vương vãi dưới biển hoặc đất liền. Tuy nhiên, cho đến hôm nay vẫn không tìm thấy dấu vết nào là mảnh vỡ của máy bay nên giả thiết đó là không có cơ sở.
 
Về dấu hiệu máy bay bị tấn công, Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không thông tin cơ quan điều tra của các nước trao đổi chưa tìm thấy nhiều bằng chứng, tuy nhiên cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục làm rõ và không bỏ sót bất cứ chi tiết nào liên quan đến chiếc máy bay này.

Về việc cấp phép cho các máy bay tìm kiếm của Malaysia, Singapore và Philippine hoạt động trên vùng vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam do Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng cấp phép, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết giấy phép này không quy định thời hạn mà căn cứ vào kế hoạch bay của các nước gửi sang.
 
Hai chiếc Mi 171 cất cánh (Ảnh: Huỳnh Hải)

Hai chiếc Mi 171 cất cánh (Ảnh: Huỳnh Hải) 
 
10h - Sở chỉ huy Hà Nội cho biết phía Malaysia yêu cầu tìm kiếm trên biển, trên đất liền đến khi nào thấy máy bay mất tích mới thôi. Sẽ tiến hành tìm lại tất cả điểm đã được tìm kiếm trong 3 ngày qua.

 

Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) không quy định bao lâu thì dừng tìm kiếm, trường hợp không tìm thấy thì máy bay vẫn sẽ được coi là mất tích. Riêng về vấn đề con người thì có những quy định dân sự khác để nhìn nhận số phận của các nạn nhân (đã tử vong hay chưa).

 

Đến nay, công tác tìm kiếm vẫn đang diễn ra khẩn trương và liên tục suốt ngày đêm, mọi nỗ lực đều hướng tới hy vọng có thể cứu nạn các nạn nhân sớm nhất có thể.

 
Tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn lúc 9h45, 2 chiếc AN 261 và AN 267 sẽ bay theo hướng Đông đường bay mà máy bay Malaysia mất tích. Chiếc Casa 8981 có nhiệm vụ tìm kiếm phía Đông đảo Thổ Chu. Chiếc Casa 8982 tìm bên phải đường bay của máy bay Malaysia.
 
Về lực lượng tìm kiếm trên biển được chia làm 2 khu vực: khu vực 1 gồm các tàu HQ 954, HQ637, SAR 413 hoạt động 08 độ 00 vĩ độ Bắc đến 103 độ 50 kinh độ Đông. Khu vực 2 gồm các tàu SAR 273, tàu kiểm ngư 774, tàu cảnh sát biển 2002 và 2003, hoạt động ở tọa độ 07 độ 00 vĩ độ Bắc - 10350 kinh độ Đông.

Lúc này, thông tin từ Đại tá Trần Văn Lâm - Sư đoàn phó Sư đoàn 370, 2 chiếc trực thăng Mi 171 số hiệu 8431 và 04 ở sân bay Cà Mau vừa cất cánh, sẽ đi tìm kiếm quanh khu vực Hòn Chuối Cà Mau và khu vực biển cách Sóc Trăng 180km.

9h45 - Cà Mau, hai chiếc trực thăng Mi 171 số hiệu 04 và 8431 của Trung đoàn 917 cất cánh rời khỏi sân bay Cà Mau ra khu vực tìm kiếm.
 
 
Tiếp tục tìm kiếm máy bay, giải đáp câu hỏi mất tích
Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ Đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918 kiểm tra chiếc máy bay Casa trước giờ cất cánh (Ảnh: Đình Thảo)
 
9h17 - TPHCM, chiếc máy bay Casa 212 số hiệu 8981 đã cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất; 9h30 chiếc Casa thứ 2 số hiệu 8982 xuất phát. Trước đó chiếc AN 26 số hiệu 261 đã cất cánh từ lúc 7h30.
 
Casa 212 cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất để tham gia vào công tác tìm kiếm (Ảnh: Đình Thảo)
Casa 212 cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất để tham gia vào công tác tìm kiếm (Ảnh: Đình Thảo)
 
8h40, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu nói, các cơ quan thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và ngày hôm nay sẽ tiếp tục bay kiểm tra trên cơ sở đường bay của máy bay Malaysia đã mất tích, mở rộng vùng tìm kiếm về hai phía trong phạm vi lãnh hải, vùng biển Việt Nam; yêu cầu Kiên Giang kêu gọi tàu thuyền của ngư dân trong quá trình đánh cá nếu phát hiện thì kịp thời báo cáo.  
 
Nếu như phát hiện dấu vết chiếc máy bay, lập tức triển khai cứu hộ. Đến thời điểm này, đánh giá tiên liệu, còn ít hy vọng về những gì tốt đẹp đối với máy bay của Malaysia nên cần cố gắng tối đa tìm kiếm, giải đáp câu hỏi mất tích.
 
Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu thông tin thông tin với báo chí sáng nay (Ảnh: Phạm Tâm)
Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu thông tin thông tin với báo chí sáng nay (Ảnh: Phạm Tâm)

Thứ trưởng Tiêu yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác cứu hộ và chủ động ngay lập tức trong trường hợp tìm thấy xác máy bay hoặc thậm chí là các nạn nhân.

8h35 tại Cà Mau, Trung tá Nguyễn Đức Tải cho biết, lúc 8h04, hai chiếc máy bay AN26, số hiệu 286 và 261 đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất ra vùng tìm kiếm cách sân bay Cà Mau khoảng 150 đến 300km. Ngoài ra, một chiếc máy bay AN26 số hiệu 287 cũng cất cánh ra phía nam Rạch Giá làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin. Hiện tại sân bay Cà Mau, hai chiếc Mi 171 của Sư đoàn 370 đã nạp đầy đủ nhiên liệu và sẵn sàng chờ lệnh bay.
 
2 chiếc Mi 171 sẵn sàng tại sân bay Cà Mau (Ảnh: HUỳnh Hải)
2 chiếc Mi 171 sẵn sàng tại sân bay Cà Mau (Ảnh: Huỳnh Hải)
 
8h35’ Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn - Phó Tư lệnh Phòng không, không quân cho biết, ngày hôm qua các đơn vị đã triển khai 9 máy bay gồm 4 máy bay Antonov 26, 4 máy bay trực thăng, 1 thủy phi cơ tham gia tìm kiếm. Sáng nay thêm 2 máy bay Casa của Cảnh sát biển sẽ cất cánh, tham gia tìm kiếm.
 
Máy bay A56 dự kiến sẽ bay ở tầm 3-5 nghìn mét, trực thăng Mi171 sẽ bay thấp hơn. Riêng các máy bay Casa 272 vừa được điều động sẽ mở rộng phạm vi dò tìm. "Chúng tôi sẽ huy động tối đa nhân lực vật lực, tích cực tìm kiếm. Nếu phát hiện được dấu vết sẽ phối hợp với các đơn vị khác và lực lượng các nước lập tức triển khai cứu hộ"- ông Tuấn nói.
 
8h20' cuộc họp ở Phú Quốc vẫn chưa bắt đầu, hàng trăm phóng viên tiếp tục chờ đợi. Chiếc trực thăng và thủy phi cơ tại sân bay Phú Quốc đã ở tư thế sẵn sàng cất cánh.
 
Thủy phi cơ chờ đợi lệnh cất cánh (Ảnh: Công Quang)
Thủy phi cơ, trực thăng chờ đợi lệnh cất cánh (Ảnh: Công Quang)
Thủy phi cơ, trực thăng chờ đợi lệnh cất cánh (Ảnh: Công Quang)
 
8h - sân bay Phú Quốc, cuộc họp báo triển khai kế hoạch tìm kiếm ngày hôm nay chuẩn bị diễn ra. Hàng trăm phóng viên đã có mặt tại đây, trong đó 2/3 là phóng viên quốc tế. Trước đó, chiếc trực thăng Mi 171 số hiệu 02 đã nạp nhiên liệu tại sân bay Phú Quốc để sẵn sàng tham gia tìm kiếm.
 
Hơn 8h, cuộc họp báo chưa bắt đầu nhưng hàng trăm phóng viên đã sẵn sàng chờ tin. (Ảnh: Phạm Tâm)
Hơn 8h, cuộc họp báo chưa bắt đầu nhưng hàng trăm phóng viên đã sẵn sàng chờ tin. (Ảnh: Phạm Tâm)
 
Liên quan đến các mảnh vỡ nghi vấn tại vùng biển gần Vũng Tàu, từ tối qua đến sáng nay, các tàu được yêu cầu đến khu vực nghi vấn gồm tàu Ratha Bhum (Thái Lan) đi lúc 17h40, tàu Oupulai 18 (Panama) đi lúc 18h, tàu Tai Shun Hai (Trung Quốc) khởi hành lúc 21h55, tàu Bergprai (Thái Lan) xuất phát lúc 23h, tàu Ioanna D (Liberia) đi lúc 0h25, tàu Trần Đại Nghĩa của Hải quân Việt Nam, tàu biên phòng và nhiều tàu cá. Tất cả cùng nỗ lực tìm kiếm nhưng không tìm thấy mảnh vỡ nào.
 
(Thực hiện: Trung Kiên)

Rạng sáng 11/3 - TPHCM, Khu Quân sự sân bay Tân Sơn Nhất - TPHCM đã vô cùng tấp nập, hối hả. Bước sang ngày thứ 4 mà mọi dấu hiệu khả quan vẫn ngoài tầm với, không khí làm việc càng hết sức khẩn trương.

Cuộc họp báo ngắn trước giờ lên đường tìm kiếm
Cuộc họp báo ngắn trước giờ lên đường tìm kiếm

Trước giờ các chuyên cơ cất cánh, rất nhiều phóng viên, báo đài trong và ngoài nước tập trung về sân bay Tân Sơn Nhất để được tháp tùng cùng đoàn cứu hộ trên các chuyên cơ ra biển.

6h30, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí trước lúc tham gia công tác tìm kiếm.

Theo Thiếu tướng, hôm nay các lực lượng cứu hộ vẫn sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi tìm kiếm thêm 200km về phía Đông và Tây, dựa trên vệt đường bay và thời gian máy bay mất tích. Riêng lực lượng Quân chủng Phòng không không quân hiện đã huy 12 máy bay các loại để tham gia tìm kiếm.
 
Đúng 7h sáng, tất cả đã sẵn sàng. Các phương tiện tham gia cuộc tìm kiếm đã được tiếp đầy nhiên liệu, lương thực thực phẩm, phục vụ cho lực lượng cứu hộ trên biển.
 
Cà Mau - sáng sớm nay, Thượng tá Nguyễn Quốc Long - Chính ủy Trung đoàn 917 (Sư đoàn 370), Cơ trưởng trực thăng Mi 171 số hiệu 8431, cho biết, trực thăng Mi 8431 có thể đi, hoạt động trên biển và về trong thời gian 4 giờ đồng hồ, hiện đã sẵn sàng chờ lệnh xuất phát.
 
Mi 171 số hiệu 8431 sẵn sàng chờ lệnh xuất phát (Ảnh: Huỳnh Hải)

Mi 171 số hiệu 8431 sẵn sàng chờ lệnh xuất phát (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trước đó, vào 15h40 phút chiều qua, trực thăng Mi 171 số 8431 đã được điều động từ Cần Thơ xuống Cà Mau, tăng cường phương tiện cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Dự kiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà sẽ cùng đi thị sát trong đoàn tìm kiếm này.
 
Ngày thứ 4 tìm kiếm cứu hộ máy bay mất tích bí ẩn

Cơ trưởng Nguyễn Quốc Long trao đổi với phóng viên về công tác tìm kiếm trong sáng nay. (Ảnh: Huỳnh Hải)
 
6h sáng, Thứ trưởng GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết, hôm nay sẽ tăng thêm lực lượng tìm kiếm. Vùng tìm kiếm sẽ mở rộng thêm 20.000km2.
Trước đó, vào 22h đêm qua, Đại tá Trần Công Hiểu, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết cho đến đêm qua tàu của lượng biên phòng vẫn chưa phát hiện được vật thể nào nghi vấn.

Sở chỉ huy Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam đêm qua, công việc chuẩn bị cho các chuyến bay tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam và các nước cùng tham gia diễn ra hết sức khẩn trương. Những thông tin của các nước xin tọa độ đường bay cho máy bay tìm kiếm cứu nạn liên tục dội về qua máy fax.

23h20 phút, phía Malaysia gửi cho Sở chỉ huy thông báo, máy bay của họ sẽ bay tìm kiếm cứu nạn ở độ cao 6.000FT (tương đương 1.800m), thời gian diễn ra từ 23h ngày 10/3 - 18h ngày 13/3.

Ngày thứ 4 tìm kiếm cứu hộ máy bay mất tích bí ẩn

Tại Sở chỉ huy Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam, dù đã về đêm, tinh thần làm việc vẫn không chùng xuống. (Ảnh: Tuấn Hợp)

Tiếp nhận thông tin, nhân viên Sở chỉ huy ốp các tọa độ lên bản đồ hàng không Việt Nam, xác định tọa độ và báo cáo lên Cục Tác chiến - Bộ tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) xin chỉ thị.

Nhóm phóng viên Dân trí