1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
  3. Thảm họa lũ quét Làng Nủ

Nghệ An:

Khát bên dòng Lam xanh

(Dân trí) - Dù bản làng nằm ngay bên dòng sông Lam, nhưng hàng trăm hộ dân thuộc địa bàn huyện Tương Dương, Nghệ An quanh năm vẫn trong cảnh “khát” nước sạch. Họ phải dùng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày.

Khát bên dòng Lam xanh
Khát bên dòng Lam xanh
Nhiều năm nay người dân ở xã Thạch Giám cũng như địa bàn khác phải dùng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Muốn ăn uống họ phải lóng, lọc nhiều lần.

Ngược theo quốc lộ 7 lên huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An trong một chuyến công tác vào những ngày đầu hè cái nắng ở các huyện miền tây xứ Nghệ như muốn vắt kiệt sức lực của chúng tôi. Mùa hè, nhiệt độ trung bình tại đây luôn ở mức rất cao từ 37 - 40 độ C. Thêm vào đó là hiện tượng gió phơn Tây Nam, loại gió mà người dân nơi đây quen gọi là gió Lào càng khiến cho cái nóng nắng thêm gắt gao. Cả bản làng như hầm hập giữa trưa hè nắng chói chang. Ngoài đường không một bóng người, tất cả như “chết khô”, lặng lẽ dưới trời nắng "đổ lửa".

Vào mùa này, tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên trầm trọng. Muốn có nước dùng những hộ dân trong bản phải góp chung tiền rồi đi tìm “con nước” cách bản làng hàng cây số, sau đó lắp đường ống dẫn nước về bản để sinh hoạt. Nhưng dù vậy nguồn nước vẫn không được đảm bảo.

Khát bên dòng Lam xanh
Mỗi hộ dân trong bản phải góp tiền để làm hệ thống đường đưa “con nước” cách đó hàng cây số về bản để sử dụng.

“Ở đây nếu muốn dùng nước để ăn chúng tôi phải nấu đun sôi lên sau đó lóng lại để lượng phèn, vôi trong nước lắng đọng đi cho đỡ bẩn thì mới giám ăn. Dù biết là nước không hợp vệ sinh nhưng không còn nguồn nào khác nên đành phải nhắm mắt mà ăn thôi”, ông Lữ Văn Vũ - Bí thư chi bộ bản Cây Me, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương tâm sự.

Dù bản Cây Me nằm ngay sát bên dòng sông Lam xanh mướt, dòng nước con sông này cũng "đầy ắp" nhưng những người dân tại đây vẫn phải chịu cảnh “khát”, phải "nhắm mắt" dùng nguồn nước bẩn để ăn uống và sinh hoạt. 

Trước đây, người dân trong bản vẫn dùng nước từ dòng sông Lam để ăn uống. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây khi những công trình thủy điện lớn được xây dựng thì dòng Lam xanh dường như “giận dỗi” trở mình khoác một màu áo mới.

Tuy nhiên nguồn nước vẫn không sạch.
Tuy nhiên nguồn nước vẫn không sạch.

“Trước đây nước sông Lam trong xanh lắm, chúng tôi chỉ việc xuống sông để lấy nước là có thể về ăn uống, sinh hoạt bình thường. Nhưng giờ thì không dùng nước ở đó được nữa rồi. Nhiều năm rồi cả bản không ăn nước ở đó nữa vì bẩn lắm, tắm cũng không được nữa”, một cụ bà cao tuổi trong bản Cây Me tâm sự.

Cũng theo những người dân tại đây khi công trình thủy điện Bản Ang được xây dựng cùng với đó là hoạt động của con người ở phía thượng nguồn đã khiến nước trên dòng sông Lam “đổi màu” và không thể sử dụng được nữa.

Khi nấu nước lên thường đọng một lớp màu trắng dưới phần nồi, xoong.
Khi nấu nước lên thường đọng một lớp màu trắng dưới phần nồi, xoong.

“Toàn xã Thạch giám có 3 bản luôn trong tình trạng thiếu nước đặc biệt vào mùa khô đó là bản Cây Me, bản Mon và Thạch Dương với gần 350 hộ dân. Trước đây cũng có một đường ống nước sạch nhưng do lũ cuốn trôi nhiều lần nên giờ không thể phục vụ nhân dân được nữa. Cuộc sống của bà con cũng vì thế còn rất khó khăn”, ông Vi Xuân Quyết - Chủ tịch UBDN xã Thạch Giám cho biết.

Trao đổi với PV ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: “Qua khảo sát UBND huyện cũng sẽ có đề án xây dựng hệ thống đường ống đưa nước sạch về phục vụ bà con tại các bản thuộc xã Thạch Giám. ước tính kinh phí vào khoảng hơn 6 tỷ đồng”.

Những em bé phải thay bố mẹ đi xa lấy nước về để dùng.
Những em bé phải thay bố mẹ đi xa lấy nước về để dùng.

Hệ thống đường ống nước sạch cũ đã bị lũ lụt tàn phá và không thể phục vụ bà con được nữa.
Hệ thống đường ống nước sạch cũ đã bị lũ lụt tàn phá và không thể phục vụ bà con được nữa.

Hàng trăm hộ dân tại đây cũng như các bản làng lân cận đang trông chờ từng ngày để được sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt trong những ngày mùa hè khắc nghiệt đang đến.

Hệ thống đường ống nước sạch cũ đã bị lũ lụt tàn phá và không thể phục vụ bà con được nữa.
Dòng Lam xanh nới trước kia người dân vẫn dùng nguồn nước này để sinh hoạt nhưng nay đã “đổi màu” đục ngầu và bẩn không thể dùng được nữa.

Ở địa bàn huyện Kỳ Sơn, dòng Nậm Mộ qua đây cũng đục ngầu.
Ở địa bàn huyện Kỳ Sơn, dòng Nậm Mộ qua đây cũng đục ngầu.

Nguyễn Tình