1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Khám phá kiến trúc chợ cổ lớn nhất Sài Gòn trước giờ trùng tu

(Dân trí) - Chợ Bình Tây, quận 6, TPHCM được một thương nhân người Hoa xây dựng từ năm 1928, ngôi chợ do một người Pháp thiết kế kỹ thuật nhưng mang đậm phong cách và kiến trúc Á Đông.

Chợ Bình Tây (hay còn được gọi chợ Lớn, chợ Lớn mới) do ông Quách Đàm- một thương nhân người Hoa thuê kỹ sư người Pháp thiết kế để xây dựng trên khu đất khoảng 28.000 m2 vào năm 1928.
Chợ Bình Tây (hay còn được gọi chợ Lớn, chợ Lớn mới) do ông Quách Đàm- một thương nhân người Hoa thuê kỹ sư người Pháp thiết kế để xây dựng trên khu đất khoảng 28.000 m2 vào năm 1928.
Dù do người phương Tây thiết kế kỹ thuật nhưng ngôi chợ lâu đời nhất Sài Gòn lại mang đậm nét kiến trúc Á Đông.
Dù do người phương Tây thiết kế kỹ thuật nhưng ngôi chợ lâu đời nhất Sài Gòn lại mang đậm nét kiến trúc Á Đông.

Những hoa văn tinh xảo vẫn còn tồn tại suốt gần 100 năm qua.
Những hoa văn tinh xảo vẫn còn tồn tại suốt gần 100 năm qua.
Các mái chợ được lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Phía trước cổng chính đi vào chợ được chạm khắc lưỡng long chầu châu và các họa tiết nổi bật.
Các mái chợ được lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Phía trước cổng chính đi vào chợ được chạm khắc "lưỡng long chầu châu" và các họa tiết nổi bật.
Phần mái ở các góc chợ uốn lượn, có đắp họa tiết rồng phượng theo kiến trúc của chùa chiền phương Đông.
Phần mái ở các góc chợ uốn lượn, có đắp họa tiết rồng phượng theo kiến trúc của chùa chiền phương Đông.
Tồn tại gần một thế kỷ, chợ cổ Bình Tây đã có nhiều hạng mục xuống cấp. Tháng 11-2015, chợ Bình Tây chính thức được UBND TPHCM công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Tồn tại gần một thế kỷ, chợ cổ Bình Tây đã có nhiều hạng mục xuống cấp. Tháng 11-2015, chợ Bình Tây chính thức được UBND TPHCM công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Các tiểu thương buôn bán ở chợ chủ yếu là người Hoa, họ đã gắn bó với chợ Bình Tây từ nhiều đời nay.
Các tiểu thương buôn bán ở chợ chủ yếu là người Hoa, họ đã gắn bó với chợ Bình Tây từ nhiều đời nay.
Chợ Bình Tây cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài ghé thăm.
Chợ Bình Tây cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài ghé thăm.
Bên trong nhà lồng chợ rộng khoảng 8.500 m2 chỉ có một trệt, một lầu được chia nhiều gian hàng nhỏ cho tiểu thương thuê lại bán hàng.
Bên trong nhà lồng chợ rộng khoảng 8.500 m2 chỉ có một trệt, một lầu được chia nhiều gian hàng nhỏ cho tiểu thương thuê lại bán hàng.
Một phần mái chợ đã rã mục do chịu nắng mưa lâu ngày.
Một phần mái chợ đã rã mục do chịu nắng mưa lâu ngày.
Những lối đi nhỏ hẹp, được các tiểu thương che chắn tạm để chứa hàng hóa.
Những lối đi nhỏ hẹp, được các tiểu thương che chắn tạm để chứa hàng hóa.
Sắp tới, các tiểu thương sẽ phải di dời qua chợ tạm ở bên cạnh để chính quyền cho trùng tu lại ngôi chợ cổ. Trong ảnh: Chị Thủy đang đóng gói hàng hóa để chuẩn bị dời đi.
Sắp tới, các tiểu thương sẽ phải di dời qua chợ tạm ở bên cạnh để chính quyền cho trùng tu lại ngôi chợ cổ. Trong ảnh: Chị Thủy đang đóng gói hàng hóa để chuẩn bị dời đi.
Bên trong chợ Bình Tây bày bán nhiều loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, tới thực phẩm...
Bên trong chợ Bình Tây bày bán nhiều loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, tới thực phẩm...
Ngôi chợ tạm được dựng lên bên cạnh để phục vụ cho việc buôn bán của tiểu thương khi chợ Bình Tây trong thời gian trùng tu.
Ngôi chợ tạm được dựng lên bên cạnh để phục vụ cho việc buôn bán của tiểu thương khi chợ Bình Tây trong thời gian trùng tu.
Các công nhân gấp rút hoàn thành các sạp hàng bên trong chợ tạm.
Các công nhân gấp rút hoàn thành các sạp hàng bên trong chợ tạm.

Chợ Bình Tây được xây dựng năm 1928, do ông Quách Đàm (tức Thông Hiệp) một người Hoa gốc Triều Châu bỏ tiền ra đầu tư xây dựng.

Ông Quách Đàm là người buôn bán lúa gạo ở vùng Chợ Lớn và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để xây dựng nên chợ Bình Tây, ông đã thuê kỹ sư người Pháp thiết kế theo kỹ thuật phương Tây, nhưng lại mang đậm nét kiến trúc phương Đông.

Tháp giữa vươn cao có bốn mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, bốn góc có bốn chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát theo một lối kiến trúc cổ xưa với nhà lồng chợ chính giữa. Khu vực chợ Bình Tây có diện tích khoảng 28.000 m2, trong đó nhà lồng khoảng 8.500 m2.

Chợ có 12 cổng nhỏ thông ra bốn hướng và một cổng chính trực diện bến xe Chợ Lớn; là cửa ngõ về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng trên bến dưới thuyền.

Chợ Bình Tây đã trải qua hai lần nâng cấp, tu sửa vào năm 1992 và 2006. Dự kiến ở lần tu sửa thứ ba, UBND quận 6 đã đề xuất UBND thành phố chấp thuận đầu tư dự án nâng cấp sửa chữa toàn diện chợ theo mô hình xã hội hóa.

Theo đề xuất trên, chợ sẽ do ban quản lí đầu tư xây dựng công trình Q.6 làm chủ đầu tư, với tổng số vốn 123 tỷ đồng. Nguồn vốn từ đóng góp của các hộ kinh doanh trong nhà lồng chợ Bình Tây để được tái bố trí sạp theo nguyên tắc nguyên canh nguyên cư và được ký kết hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh có thời gian sử dụng 10 năm.

Sau khi nâng cấp, sửa chữa toàn diện và qui mô chợ Bình Tây lần này, tổng diện tích gần 8.100 m2 sạp chợ sẽ được bố trí lại cho 1.446 sạp (bình quân 5,6 m2/sạp). Chi phí hoạt động thường xuyên của BQL chợ được trích không vượt quá 74.000 đồng/m2/tháng.

Nguyễn Quang