1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Hội làng Thổ Hà và sự đặc sắc trong lễ rước

(Dân trí) - Hai năm một lần, lễ hội làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mới có đám rước lớn. Đoàn rước nhiều màu sắc với kép tuồng, phường bát âm, múa sinh tiền, ông tổng cờ, tổng kiếm… và hình ảnh ba vị Phúc Lộc Thọ bước chậm rãi trong sự hoan hỉ của dân làng tạo thành nét độc đáo bậc nhất vùng đất Kinh Bắc.

Đoàn rước của hội làng Thổ Hà bắt đầu vào 10h sáng nay 28/2 (21 tháng Giêng - ÂL), hình ảnh tái hiện sinh động 3 ông Phúc Lộc Thọ, Ngọc Nữ mang trái đào, Tiểu Đồng mang rượu làng Vân độc đáo.
Đoàn rước của hội làng Thổ Hà bắt đầu vào 10h sáng nay 28/2 (21 tháng Giêng - ÂL), hình ảnh tái hiện sinh động 3 ông Phúc Lộc Thọ, Ngọc Nữ mang trái đào, Tiểu Đồng mang rượu làng Vân độc đáo.

Đi sau kiệu linh là Bé gánh hoa, bé gái được lựa chọn kĩ càng và rất xinh xắn. Lễ hội làng Thổ Hà đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2012, và phải 2 năm mới có một lần rước lớn.
Đi sau kiệu linh là Bé gánh hoa, bé gái được lựa chọn kĩ càng và rất xinh xắn. Lễ hội làng Thổ Hà đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2012, và phải 2 năm mới có một lần rước lớn.

Gà trống được đặt riêng trong kiệu rước với cổ nghển cao, đôi cánh giang rộng là một trong nhiều lễ vật rất đặc biệt.
Gà trống được đặt riêng trong kiệu rước với cổ nghển cao, đôi cánh giang rộng là một trong nhiều lễ vật rất đặc biệt.

Ông tổng kiếm chân đi chữ Đinh vững chắc và vô cùng oai vệ.
Ông tổng kiếm chân đi chữ Đinh vững chắc và vô cùng oai vệ.

Ông tổng cờ được kép tuồng mang chấp kích hộ tống trong cách hóa trang đúng theo phong cách tuồng cổ. Lễ hội làng Thổ Hà tổ chức vào 20 - 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm, ngày 21 có đoàn rước từ miếu ra đình dọc theo đường làng để dân làng chiêm ngưỡng.
Ông tổng cờ được kép tuồng mang chấp kích hộ tống trong cách hóa trang đúng theo phong cách tuồng cổ. Lễ hội làng Thổ Hà tổ chức vào 20 - 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm, ngày 21 có đoàn rước từ miếu ra đình dọc theo đường làng để dân làng chiêm ngưỡng.

Đoàn rước kiệu mẫu gồm 8 người gọi là Bát Bửu, đây là những người ngoài 55 tuổi và đã ra đình hầu Thánh.
Đoàn rước kiệu mẫu gồm 8 người gọi là Bát Bửu, đây là những người ngoài 55 tuổi và đã ra đình hầu Thánh.

Bắt đầu xuất phát từ 10h những đến 12h đoàn rước mới về đến đình làng, đoạn đường chỉ khoảng 500 mét. Trong ảnh là phường bát âm nhảy múa trong vòng vây của hàng nghìn người dân.
Bắt đầu xuất phát từ 10h những đến 12h đoàn rước mới về đến đình làng, đoạn đường chỉ khoảng 500 mét. Trong ảnh là phường bát âm nhảy múa trong vòng vây của hàng nghìn người dân.

Hội làng Thổ Hà nhằm tưởng nhớ vị Thành Hoàng làng, trương truyền đã dạy cho người dân làm nghề gốm.
Hội làng Thổ Hà nhằm tưởng nhớ vị Thành Hoàng làng, trương truyền đã dạy cho người dân làm nghề gốm.

Các vị chức sắc hồi hộp trông ngóng đoàn rước chuẩn bị tiến vào đình làm lễ.
Các vị chức sắc hồi hộp trông ngóng đoàn rước chuẩn bị tiến vào đình làm lễ.

Bò thui còn nguyên hình được rước vào đình. Bắt đầu từ lúc xuất phát, liên tục phải có người cầm cành cây xua ruồi suốt dọc đường với sự thành kính.
Bò thui còn nguyên hình được rước vào đình. Bắt đầu từ lúc xuất phát, liên tục phải có người cầm cành cây xua ruồi suốt dọc đường với sự thành kính.

Có 3 lễ vật lớn được dâng vào đình làng, đó là gà trống; bò thui; lợn quay.
Có 3 lễ vật lớn được dâng vào đình làng, đó là gà trống; bò thui; lợn quay.

Tất cả các đoàn rước của các xóm 1; 2; 3; 4 của làng Thổ Hà sau khi dâng lễ vật vào đình làng đều phải làm lễ trước ban thờ chính.
Tất cả các đoàn rước của các xóm 1; 2; 3; 4 của làng Thổ Hà sau khi dâng lễ vật vào đình làng đều phải làm lễ trước ban thờ chính.

Các nghi thức tế lễ vô cùng thành kính sau màn rước lễ vật vào đình.
Các nghi thức tế lễ vô cùng thành kính sau màn rước lễ vật vào đình.

Hữu Nghị

Hội làng Thổ Hà và sự đặc sắc trong lễ rước - 14