Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập tại miền núi tỉnh Hòa Bình

CTV

(Dân trí) - Tỉnh Hòa Bình đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo huy động sự vào cuộc của các cơ quan đơn vị hỗ người dân nghèo tiếp cận, hưởng thụ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thông qua việc lồng ghép các nguồn lực, diện mạo nông thôn, miền núi đời sống người nghèo vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từng bước cải thiện, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Hòa Bình, gắn chặt với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập tại miền núi tỉnh Hòa Bình - 1

Con em đồng bào Mông, xã Hang Kia, huyện Mai Châu được chăm lo phát triển giáo dục đào tạo (Ảnh: Lê Chung).

Tỉnh Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, huyện Mai Châu lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, hỗ trợ người dân 2 xã phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đến nay, hạ tầng giao thông, trường học, y tế, điện đã cơ bản được được đầu tư đáp ứng tốt hơn yêu cầu phắt triển KT-XH của 2 địa phương. Trong đó đưa đưa vào khai thác tuyến đường Cun Pheo- Hang Kia, Pà Cò nối với QL 6, xây dựng trường mầm non xã Pà Cò, cải tạo trường tiểu học và THCS xã Hang Kia…

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, huyện Mai Châu đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp…

Cùng với việc chăm lo đào tạo cán bộ người địa phương, nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị; tỉnh và huyện đang triển khai các chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn, đầu tư công trình nước sạch; hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp triển khai các mô hình  chăn nuôi gà đen, trồng su su, trồng lê VH6… kết hợp phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển nông nghiệp gắn với giữ gìn bản sắc người Mông để phát triển du lịch.

Người dân được hưởng thụ các chính sách an sinh xã hội như giáo dục, y tế. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo xa xHang Kia giảm 6,75% còn 29,43%; xã Pà Cò giảm 6,9% xuống còn 32,03%. Nhiều con em trong xã được cử đi đào tạo và trở vệ phục vụ địa phương. Trật tự xã hội được đảm bảo, tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy được kiềm chế.

Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia Sùng A Mang mong muốn nhà nước tiếp tục triển khai các chương trình dự án giảm nghèo trên địa bàn, quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã, triển khai dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của người Mông.

Đối với Đà Bắc, huyện vùng cao có nhiều khó khăn của tỉnh Hòa Bình, những năm qua, công tác giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, huyện Đà Bắc đã tranh thủ sự giúp đỡ của TƯ, tỉnh, tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực triển khai các chương trình dự án đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, định hướng, hỗ trợ người dân tiếp cận vốn tín dụng để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, phát triển du lịch; triển khai các mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp như: Chăn nuôi bò, dê, lợn bản địa, trồng cây gai xanh, tre bát độ… phát triển nghề nuôi trồng thủy sản gắn phát triển du lịch trên hồ Hòa Bình.

Thực tế thời gian qua đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển KT-XH hiệu quả, ý thức người dân vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình, trên địa bàn đã có nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.

Ông Bùi Thanh Hải, trưởng phòng Lao động huyện cho biết: Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân từ 29 triệu đồng  năm 2021 lên đến 37,5 triệu đồng năm 2022.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 41,56% năm 2021 xuống còn 34,94% năm 2022. Cùng với tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, huyện Đà Bắc chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, hỗ trợ người dân phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản; quy hoạch bố trí dân cư vùng nguy cơ sạt lở; hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, phấn đấu đưa huyện Đà Bắc thoát khỏi huyện nghèo theo vào năm 2025.

Qua nửa chặng đường thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả tích cực.

Đã thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng chính sách xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, các chính sách tín dụng xã hội, chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về nhà ở, nước sạch. Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo.

Tăng cường chính sách, giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, nhất là phụ nữ, người khuyết tật. Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 khẳng định phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng trọng tâm trong Chương trình là người nghèo, người dân sinh sống ở vùng khó khăn và địa bàn huyện nghèo; thực hiện mục tiêu giảm nghèo bao trùm; các dự án, hoạt động của Chương trình đều hướng tới hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có sinh kế, việc làm, thu nhập, chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân được nâng lên và có chuyển biến rõ rệt.

Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025), tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh Hòa Bình là 26,14%. Trong đó, hộ nghèo 34.029 hộ, chiếm 15,49%; hộ cận nghèo 2.388 hộ, chiếm 10,65% số hộ toàn tỉnh. Đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm còn 22,32%. Trong đó, hộ nghèo 12,29% (giảm 3,2%), hộ cận nghèo 10,03% (giảm 0,62%)...

Mặc dù Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng tỉnh Hòa Bình vẫn còn huyện nghèo; mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản còn cao. Nhất là số hộ nghèo còn lại đa phần là các hộ thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, bệnh hiểm nghèo, không có khả năng lao động... dẫn khó khăn trong giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các năm kế tiếp.

Qua đo lường chỉ số về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, toàn tỉnh Hòa Bình có trên 18.800 hộ nghèo thiếu hụt chiều việc làm; trên 19.000 hộ nghèo thiếu hụt chiều y tế; 4.130 hộ nghèo thiếu hụt về giáo dục; gần 16.700 hộ nghèo thiếu hụt về nhà ở; trên 18.500 hộ nghèo thiếu hụt về nước sạch, vệ sinh môi trường; gần 11.000 hộ nghèo thiếu hụt về tiếp cận thông tin.

Để thực hiện mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là 2,5% (từ 12,29% cuối năm 2022 xuống còn 9,79% cuối năm 2023), ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho rằng: Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững.

Triển khai thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, mới thoát nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình sinh kế vì mục tiêu giảm nghèo bền vững và hiệu quả; bảo đảm 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi; 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế. Tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Triển khai thực hiện hiệu quả các Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Thực hiện phân cấp, trao quyền, tạo sự chủ động cho cơ sở, đảm bảo nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho địa bàn đặc biệt khó khăn, người nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời trong tổ chức thực hiện Chương trình phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai và minh bạch.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng chính sách xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, các chính sách tín dụng xã hội, chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về nhà ở, nước sạch. Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo.

Tăng cường chính sách, giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, nhất là phụ nữ, người khuyết tật. Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo; trong đó cùng với nguồn lực nhà nước cần tranh thủ vận động đa dạng các nguồn lực ngoài nhà nước; thực hiện phân công các cơ quan, đơn vị hỗ trợ, giúp đỡ các xã nghèo trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.  Đẩy mạnh tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên thoát nghèo.