1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hạn, mặn đang tấn công ĐBSCL

(Dân trí) - Mới đầu tháng 3 nhưng các tỉnh ĐBSCL đang bị hạn, mặn tấn công, buộc các địa phương phải đưa ra các chương trình để ứng phó kịp thời khi diễn biến bất thường.

Tổng Cục thủy lợi đã có công văn đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh thành chỉ đạo Chi cục thủy lợi, công ty khai thác công trình thủy lợi và các địa phương, thường xuyên theo đõi diễn biến thời tiết, nguồn nước trên các sông, kênh rạch. 

Hạn, mặn đang bất thường Hậu Giang đang cho đắp đập ngăn mặn
Hạn, mặn đang bất thường Hậu Giang đang cho đắp đập ngăn mặn

Theo dự báo của tổng Cục thủy lợi, cuối tháng 3, đầu tháng tư năm 2014 hạn, mặn mới bắt đầu. Tuy nhiên vào thời điểm cuối tháng 2 vừa qua, ở Hậu Giang, cụ thể là các xã vùng ven huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh độ mặn đã đột ngột tăng vượt ngưỡng báo động đối với nước sinh hoạt dưới 0,75‰ và phục vụ cho cây trồng dưới 1,5‰. Chi Cục thủy lợi Hậu Giang còn dự báo vào giai đoạn cao điểm có thể độ mặn tăng lên từ 12‰ - 15‰.

Nhưng từ đầu tháng 3/2014, nồng độ mặn đã đột ngột giảm. Cụ thể là nồng độ mặn quan trắc được vào những ngày cuối tuần đầu tháng 3, chỉ còn 1,9 - 2,2‰ tại cống Hóc Pó và cống Ba Cô xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang); tại Ngã Ba Nước Trong và Cống Kênh Lầu xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh dưới 0,5‰.

Giải thích về hiện tượng lên xuống bất thường này, ông Lê Phước Đại, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho rằng: có thể triều kiệt, tức mực nước biển đang xuống, kết hợp với gió mùa Tây Nam suy yếu nên không đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng…

Ở Sóc Trăng, đến thời điểm này, độ mặn đo được tại xã Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) là 0,8%0. Lãnh đạo Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết, lo nhất là một số vùng lúa Đông xuân bị ảnh hưởng do mặn xâm nhập sớm.

Ở Cà Mau, từ sau Tết đến nay, do lượng mưa ít, nắng nhiều khiến cho tình hình hạn hán diễn biến khá phức tạp, tại Vườn quốc gia U Minh Hạ đã có gần 3.500 ha rừng cũng bị cạn nước, dự báo cháy cấp cao và nguy hiểm.

Hiện tại ở khu vực này có gần 300 lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Ngoài ra, Ban quản lý Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng nghiêm cấm người ra vào rừng trái phép tại khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.

Còn ở Hậu Giang Sở NN&PTNT chỉ đạo các phòng nông nghiệp và phòng kinh tế theo dõi, đóng kín hoặc vận hành theo triều cường đối với các cống ngầm, đập. Huyện Long Mỹ cho đóng 7 cống ngăn mặn và đắp xong 11 đập thời vụ. Ở Bạc Liêu, tất cả các cửa cống đã được đóng ngăn mặn bảo vệ các tiểu vùng lúa Đông xuân với 46.000 ha thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân.

Hoàng Tùng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm