1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Hải “bánh” và tâm tư ngày đặc xá

Trại Z30A, phía ngoài hành lang dãy phòng tổ chức lễ công bố đặc xá, một người đàn ông trên mu bàn tay có xăm hình bọ cạp ngồi buồn rười rượi. Đó là Nguyễn Tuấn Hải (Hải “bánh”), người đã nhận án chung thân sau vụ Năm Cam.

“21 năm nữa tôi mới hết án”

 

Khác với những ngày đầu nhập trại ốm yếu vì thiếu đói, Nguyễn Tuấn Hải (tức Hải “bánh”) trông trắng trẻo và béo tốt hơn. Dù từng tuyên bố ở trong tù là nơi an toàn nhất đối với mình, nhưng bước sang tuổi 42, 6 năm trong trại, Hải “bánh” đã phải trả giá nhiều bởi những mất mát lớn. Bố qua đời khi Hải đang ngồi tù, con gái đã 20 tuổi nhưng mới chỉ gặp Hải được vài lần lúc thăm nuôi.

 

Hải “bánh” và tâm tư ngày đặc xá  - 1

Sự hối tiếc muộn màng của Hải “bánh” (bên phải) khi thấy các bạn tù trở về với gia đình.

 

“Thằng Hưng (Hưng “chùa”, hung thủ bắn chết Dung Hà) đã nhận án tử hình, thằng Trường (Trường “xoăn”, đồng phạm giết Dung Hà) đang ở phân trại số 2, sức khỏe yếu lắm. Còn tôi, 21 năm nữa mới hết án tù, lúc đó chẳng biết có kịp chuộc lỗi với người thân hay không, tôi đã trải qua những ngày đầy ân hận”, Hải “bánh” nói và cúi xuống nhìn hai cánh tay xăm chằng xăm chịt. Cả hai bàn chân cũng nổi đầy những hình xăm kỳ dị.

 

Tiễn những bạn tù ra, Hải “bánh” quay vào ngồi bệt xuống bục làm lễ. “Từ lúc bị bắt đến nay tôi đã trải qua 6 trại giam, đúng là giang hồ bước vào thì dễ, nhưng trả giá nghiệt ngã vô cùng” - Hải “bánh” chua xót.

 

Gặp Liên Khui Thìn và món nợ gần 500 tỷ

 

Ngày trở về đã đến. Từ sáng sớm 1/9, thân nhân của những người có tên trong danh sách phạm nhân được đặc xá đã đến chờ trước cổng trại giam Z30A. Trong đợt đặc xá 2/9 năm nay, có một nhân vật từng là tâm điểm của dư luận trong vụ án Epco Minh Phụng: Liên Khui Thìn, nguyên giám đốc Công ty TNHH Epco.

 

Năm 1993 tại trại giam Chí Hòa, Liên Khui Thìn trải qua một lần chết hụt sau khi được giảm án từ tử hình về tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xuống án chung thân trong vụ án điểm Epco Minh Phụng.

 

Công ty TNHH Epco thành lập tháng 8/1992, có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, chế biến nông sản, do Liên Khui Thìn làm giám đốc, Nguyễn Tấn Phúc làm Phó giám đốc. Dù liên tiếp kinh doanh thua lỗ nhưng Thìn và Phúc bằng nhiều cách đã thực hiện lập hóa đơn xuất hàng và kê khai nộp thuế trong khi hàng không có thật.

 

Mặt khác công ty Epco có hồ sơ kinh doanh bất động sản nhưng thực tế cũng không thực hiện. Với thủ đoạn nâng khống giá trị tài sản thế chấp vay và bảo lãnh mua hàng trả chậm, Liên Khui Thìn đã cấu kết với nhiều cá nhân khác chiếm đoạt tiền của các ngân hàng thông qua pháp nhân Epco.

 

Sau khi vay, Thìn đã bán hết tài sản thế chấp, không trả lại cho các ngân hàng. Từ năm 1992-1997, Thìn đã chiếm đoạt của công ty và các ngân hàng hàng như: Ngân hàng Công thương và Ngân hàng ngoại thương chi nhánh TPHCM hàng ngàn tỷ đồng. Tính đến thời điểm được đặc xá Thìn đã thụ án được 9 năm 4 tháng 7 ngày.

 

Hải “bánh” và tâm tư ngày đặc xá  - 2
Nhận quyết định đặc xá từ cán bộ trại giam.

 

Trong quá trình chấp hành án phạt, Thìn đã bồi thường được trên 500 tỷ đồng (tổng số tiền là hơn 1.000 tỷ đồng). Cùng với việc cải tạo tốt và hiện đang bị suy tim, cao huyết áp, Thìn đã được Chủ tịch nước phê chuẩn quyết định đặc xá nhưng vẫn phải tiếp tục chấp hành hình phạt bổ sung là bồi thường dân sự hơn 481 tỷ đồng.

 

Sáng 1/9 tại bệnh viện Triều An, quận Bình Tân, TPHCM, tổ công tác Z30A đã có mặt công bố quyết định đặc xá cho Liên Khui Thìn.

 

Theo Quốc Quang

 VietNamNet