1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Nội: Người tham gia giao thông lúng túng đo nồng độ cồn

(Dân trí) - Khi cảnh sát giao thông yêu cầu thổi máy đo nồng độ cồn, nhiều người dân tỏ ra lúng túng vì không biết cách thổi đúng cách. Nhiều người phải thổi máy đo đến lần thứ 3 mới thành công.


Trong 3 ngày đầu ra quân, CSGT Hà Nội đã xử phạt 74 ma men lái xe ngoài đường

Trong 3 ngày đầu ra quân, CSGT Hà Nội đã xử phạt 74 "ma men" lái xe ngoài đường

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra, nhất là vào dịp cuối năm, từ ngày 15/12/2014, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (Công an TP Hà Nội) bắt đầu mở đợt cao điểm xử lý vi phạm qui định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trong dịp cuối năm.

Lần ra quân xử lý này chia làm 3 đợt: Đợt 1 từ ngày 15/12-31/12/2014, đợt 2 từ ngày 15/1/2015-31/1/2015, đợt 3 từ ngày 15/2/2015-28/2/2015.

Rất nhiều người đã bị CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn


Rất nhiều người đã bị CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn

Rất nhiều người đã bị CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn

Trao đổi với PVDân trí, Trung tá Nguyễn Như Quyết – Phó đội trưởng, đội CSGT số 2 (Công an TP Hà Nội) cho biết: “Thực hiện kế hoạch của phòng CSGT thành phố về đợt ra quân kiểm tra và xử lý vi phạm qui định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trong dịp cuối năm. Đội CSGT số 2 được cấp 2 máy đo nồng độ cồn. Bằng biện pháp nghiệp vụ, chúng tôi đã yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe đối với những trường hợp khả nghi, sau đó dùng máy này cho người ta thở để kiểm tra. Mỗi 1 lần kiểm tra như vậy, chúng tôi lại thay ống thở khác để đảm bảo vệ sinh. Trong 3 ngày 15, 16 và 17/12, chúng tôi đã xử lý 7 trường hợp vi phạm qui định về nồng độ cồn”.

Máy đo nồng độ cồn chuyên dụng

Máy đo nồng độ cồn chuyên dụng

Mỗi lần kiểm tra lực lượng CSGT lại thay ống thổi khác để đảm bảo vệ sinh


Mỗi lần kiểm tra lực lượng CSGT lại thay ống thổi khác để đảm bảo vệ sinh

Mỗi lần kiểm tra lực lượng CSGT lại thay ống thổi khác để đảm bảo vệ sinh

Cũng theo Trung tá Quyết, trong quá trình kiểm tra và xử lý lực lượng CSGT cũng gặp một số khó khăn như: Người điều khiển phương tiện tìm cách “né” CSGT, hoặc có những hành vi chống đối không hợp tác khi CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bằng máy thở nghiệp vụ.

Ngoài ra khi cảnh sát giao thông yêu cầu thổi máy đo nồng độ cồn, nhiều người dân tỏ ra lúng túng vì không biết cách thổi đúng cách. Nhiều người phải thổi máy đo nồng độ cồn đến lần thứ 3 mới thành công. 

Trung tá Đinh Công Thành – Phó đội trưởng, đội CSGT số 7 (Công an TP Hà Nội) cho biết: Trong 3 ngày 15, 16 và 17/12/2014, đội CSGT số 7 đã xử phạt 17 trường hợp người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm qui định về nồng độ cồn, chủ yếu là người điều khiển xe mô tô.

Mỗi lần kiểm tra lực lượng CSGT lại thay ống thổi khác để đảm bảo vệ sinh


Mỗi lần kiểm tra lực lượng CSGT lại thay ống thổi khác để đảm bảo vệ sinh

Các trường hợp vi phạm đều bị lập biên bản, phạt hành chính và tạm giữ phương tiện, GPLX tùy theo mức độ mà áp dụng số ngày tương ứng


Thông tin từ Phòng CSGT Đường sắt – Đường bộ (Công an TP Hà Nội) - cho biết, trong 3 ngày ra quân 15, 16 và 17/12 đã xử phạt 74 trường hợp người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm qui định về nồng độ cồn khi đang lái xe. Trong đó có 5 trường hợp là người điều khiển phương tiện ô tô, 69 trường hợp là người điều khiển phương tiện xe mô tô. Tổng số tiền phạt là 138.190.000 đồng, tất cả 74 trường hợp này đều bị tạm giữ phương tiện và tước GPLX tùy theo mức độ mà áp dụng số ngày cụ thể.

Theo Nghị định 71/2012/NĐ - CP qui định người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng; Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 triệu đồng.

Trường hợp người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 30 đến 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm.

Trọng Trinh - Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm