1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

"Góc khuất" đêm Giao thừa

(Dân trí) - Vào thời khắc giao thoa" năm cũ bước sang năm mới,đường phố trở nên vắng tanh, người du xuân hối hả về nhà đón Giao thừa, hoặc dồn về khu trung tâm xem bắn pháo hoa thì những anh chị công nhân vệ sinh, người bán hoa, bác xích lô, ba gác… vẫn miệt mài mưu sinh và đón Giao thừa trên đường phố.

Bình Định: Phận người đón Giao thừa trên đường phố

Hơn 10 năm nay, chị Phan Thị Hạnh (49 tuổi, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn), công nhân Công ty cổ phần Môi trường đô thị Quy Nhơn (Bình Định) không còn nhớ đến cảm giác đón Giao thừa bên gia đình mỗi dịp Tết cổ truyền. Đêm 29 Tết, khi hồi pháo hoa nổ đùng đùng sáng rực bầu trời, dòng người hối hả về nhà đón Giao thừa. Người lên chùa hái lộc cầu may đầu năm mới thì những người lao công như chị Hạnh vẫn âm thầm cùng chiếc xe đẩy, cây chổi đi dọc các tuyến phố quét dọn, làm sạch thành phố để người dân đón Tết vui vẻ.

Hơn 10 năm chị Hạnh phải đón Giao thừa trên phố vì thành phố sạch đẹp
Hơn 10 năm chị Hạnh phải đón Giao thừa trên phố vì thành phố sạch đẹp

Chị Hạnh tâm sự: “Tôi làm lao công hơn 20 năm rồi, hưởng lương hết bậc (bậc 7), phần lớn là vào đêm Giao thừa đều phải làm nhiệm vụ dọn sạch đường phố. Lúc mới vào nghề phải trực ca đêm giao thừa, vào thời khắc mọi người đầm ấm bên gia đình hoặc đang du Xuân, còn mình thì vẫn phải làm việc tới sáng mới về, thấy cũng tủi thân, nhưng lâu rồi thành quen. Vì thành phố sạch đẹp, để người dân du xuân vui tươi, khi tìm thấy được niềm vui từ công việc thầm lặng này, mình lại tự nhủ phải cố gắng. Giờ tôi lại thấy cái nghề mình đáng tự hào vì luôn giữ cho thành phố sạch đẹp. Còn chồng con biết công việc mình như vậy rồi cũng hiểu, cảm thông”.

Còn chị Trịnh Kim Châu cũng công nhân vệ sinh môi trường đô thị Quy Nhơn, phụ trách dọn rác trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và Vũ Bảo mới chỉ vào nghề 4 năm nhưng chị cũng chưa năm nào về trước Giao thừa. Chị Châu chia sẻ: “Mỗi người mỗi việc, nghề nghiệp mình chọn thì phải chấp nhận và phải cố gắng hoàn thành. Ngày Tết người dân sử dụng nhiều, rác thải nhiều nên có khi dọn rác đến 3 giờ sáng mới xong thì thời gian đâu mà về đón Giao thừa với chồng con”.

Mới học lớp 4 nhưng em Huy cùng ba mẹ xuống đường bán hoa đêm Giao thừa
Mới học lớp 4 nhưng em Huy cùng ba mẹ xuống đường bán hoa đêm Giao thừa

Cũng trong đêm Giao thừa, nhiều gia đình con cái được xúng xính áo quần mới, cùng bố mẹ và người thân xuống phố tham quan, mua sắm thì đây đó cũng còn những phận người lầm lũi mưu sinh... nên cũng chẳng thể đón Giao thừa ấm cúng bên gia đình.

Chị Trần Thị Như Đoan (33 tuổi, ở phường Đống Đa, TP Quy Nhơn), bán thiệp chúc mừng năm mới, bao lì xi trên đường Nguyễn Tất Thành, cho biết: Ngày thường tôi bán cóc, ổi dọc bãi biển Quy Nhơn cũng chỉ đủ lo cho gia đình. Đến Tết vay mượn lấy hàng về bán kiếm lãi. Năm bán được cũng lời đôi ba trăm một triệu, gặp năm ế cũng cố ngồi bạc mặt tới khi hết Giao thừa mới về nhà.

Chị Chậu 4 năm vào làm công nhân đô thị môi trường là chị chấp nhận đón Giao thừa trên đường phố
Chị Chậu 4 năm vào làm công nhân đô thị môi trường là chị chấp nhận đón Giao thừa trên đường phố
Chị Đoan nhiều năm phải đón Tết trên đường
Chị Đoan nhiều năm phải đón Tết trên đường

Đặc biệt, trong số đó có những em nhỏ mới học lớp 4 – 5, tranh thủ nghỉ Tết cũng theo cha mẹ xuống phố bán hàng. Trước thời khắc Giao thừa, nhưng em Huỳnh Quốc Huy (lớp 4 Trường Tiểu học Trần Quốc Toản) vẫn ngồi ngật ngù bên những chậu cúc vì vắng khách. “Ở nhà buồn nên ra trông hoa cho ba mẹ bán, có ai hỏi mua thì nói cha mẹ bán chứ em cũng không biết giá cả”, Huy hồn nhiên nói.

Doãn Công

"Góc khuất" đêm Giao thừa - 5

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm