Cần Thơ:

Giàn gừa trăm năm tuổi "kỳ quái" ở miền Tây

(Dân trí) - Khu giàn gừa có diện tích rộng trên 2.000m2 xung quanh bao phủ một màu xanh bởi nhiều cây gừa phát triển tự nhiên, đan quyện nhau chằng chịt... Nhiều nhánh rủ xuống, bám vào đất, mọc rễ lại vươn lên thành cây... Hàng trăm nhánh như vậy, chẳng biết đâu mới là gốc thật của cây.

Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 14km, xuôi về Phong Điền có một khu Di tích lịch sử còn gọi là Giàn gừa, những cây gừa này đã có trên 100 năm tuổi, là một loại cây đại diện cho vùng sinh thái ngập nước của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gắn liền với lịch sử khẩn hoang và đấu tranh chống ngoại xâm vùng đất huyện Phong Điền và cũng khu sinh thái thiên nhiên tiêu biểu ở thành phố Cần Thơ.

Khu giàn gừa có diện tích rộng hơn 2.740m2, cao hơn 12m, xung quanh bao phủ một màu xanh bởi nhiều cây gừa phát triển tự nhiên, đan quyện nhau chằng chịt, rậm rạp, qua hơn 100 năm. Những cây gừa lớn, nhỏ đan quyện vào nhau giống thân dây leo, tạo thành giàn; nhiều nhánh bám xuống đất lại mọc rễ vươn lên thành cây phát triển tốt nên có khi chẳng biết đâu là gốc, đâu là nhánh.



Cây Gừa còn có tên là cây si (tên khoa học Ficus microcarpa), họ dâu tằm. Là loại cây gỗ, cành nhánh to lớn, có thể cao đến 25m. Cây thường phát triển tốt ở những nơi ẩm hoặc có nước thường xuyên như bờ kinh, bờ sông. Ngoài tác dụng trị được nhiều bệnh như: cảm mạo, đau nhức xương khớp,… cây còn hỗ trợ rất tốt cho việc giữ đất, chống sạt lở, tạo bóng mát cảnh quan. 

Đặc biệt, nơi đây còn là địa điểm hoạt động cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong thời kỳ chống Mỹ, nơi đây diễn ra nhiều cuộc họp triển khai Nghị quyết, chỉ thị của Khu ủy, tỉnh ủy; Năm 1961 - 1965 giàn gừa là cơ sở mật mở các khóa đào tạo, huấn luyện đội biệt động nội thành thành phố Cần Thơ; nơi cất giấu vũ khí, đạn dược, góp phần cùng lực lượng vũ trang và nhân dân đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng Cần Thơ năm 1975.

Nơi đây còn có ngôi miếu thờ Bà Thượng Động Cố Hỷ. Hằng năm, vào ngày 28 tháng 02 âm lịch tại đây diễn ra lễ hội vía Bà thu hút đông đảo khách thập phương về tham dự. Ngoài ra, giàn gừa còn là địa điểm sinh hoạt giao lưu văn hóa, văn nghệ, nhất là nghệ thuật đờn ca tài tử và tổ chức họp mặt nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm.

Với những giá trị trên, ngày 05/04/2013, UBND thành phố Cần Thơ đã ký Quyết định số 1225/QĐ-UBND xếp hạng Giàn Gừa là di tích lịch sử cấp thành phố. Và cũng khoảng thời gian này “Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam” công nhận giàn gừa là cây di sản Việt Nam vào ngày 13/6/2013.

Giàn gừa này đã có sống trên 100 năm tuổi
Giàn gừa này đã có sống trên 100 năm tuổi
Nhiều gốc gừa to mọc lên mạnh mẽ như thế này
Nhiều gốc gừa to mọc lên mạnh mẽ như thế này

Cành, nhánh đan xen, chằng chịt...
Cành, nhánh đan xen, chằng chịt...
Cành, nhánh đan xen, chằng chịt...
Từ lâu giàn gừa trở thành một điểm tham quan của khách du lịch thập phương và cũng là nơi giáo dục lịch sử lý tưởng cho các em học sinh
Chẳng biết đâu là rễ đâu là cành
Chẳng biết đâu là rễ đâu là cành

Vào ngày 13/6/2013, Giàn Gừa đã được 
Vào ngày 13/6/2013, Giàn Gừa đã được Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Nguyễn Hành - Ý Liên