1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
  4. Cháy nhà trọ 14 người chết

Đà Nẵng:

Gặp mặt cựu chiến binh chiến sĩ Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Sáng nay 7/5, Ban liên lạc truyền thống cựu chiến binh chiến sĩ Điên Phiên Phủ TP Đà Nẵng tổ chức gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 59 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2013).

Đây là một hoạt động được Ban liên lạc tổ chức hàng năm nhằm gặp gỡ, thăm hỏi và cùng nhau ôn lại những ngày tháng hào hùng khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của các cựu chiến binh.


 

Gặp lại những người bạn cùng chiến đấu, ai cũng tay bắt mặt người. Có người phải ngồi xe lăn, không nói được nhưng niềm vui vẫn hiện rõ trên khuôn mặt.


Theo bác Đỗ Thanh Hùng (trung đoàn 57, sư đoàn 304 ) – Trưởng Ban liên lạc - các cựu chiến binh trong Ban liên lạc là những chiến sĩ thuộc 5 sư đoàn tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: sư đoàn 304, sư đoàn 308, sư đoàn 312, sư đoàn 316 và sư đoàn 351. Một số người đã mất. Những người còn lại cũng đều đã cao tuổi, người cao tuổi nhất là 92 tuổi, người nhỏ tuổi nhất là 79 tuổi.

Các cùng nhau ôn lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Các cùng nhau ôn lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Bác Đinh Thế Phẩm (quê Ninh Bình, sư đoàn 312) nhớ lại: “Tháng 11/1953 khi địch nhảy dù xuống Điên Biên chúng tôi được lệnh hành quân lên Tây Bắc để kéo pháo. Một đại đội có nhiệm vụ kéo một khẩu pháo gồm 100 chiến sĩ, chia làm 3 nhóm, cột dây vào càng pháo rồi kéo. Để kéo được pháo vào trong trận địa phải qua bao nhiêu là dốc đèo. Chúng tôi kéo theo tiếng hô của chỉ huy: “hai ba nào”, kéo lên. Cứ pháo nhích lên được tý nào thì có hai chiến sĩ phía sau lấy cái chèn pháo lại. Kéo pháo lên dốc đã khó, kéo xuống dốc lại càng khó hơn. Chúng tôi phải ghìm chặt đầu pháo và cho pháo lăn xuống từ từ. Phải mất một tuần chúng tôi mới kéo pháo được vào trận địa.
 
Mọi người đều háo hức chờ đợi giờ nổ súng. Nhưng chúng tôi chờ mãi vẫn chưa có lệnh tấn công, rồi lại nhận lệnh lui quân, kéo pháo ra. Chúng tôi được giải thích là do địch đã xây dựng trận địa phòng ngự kiên cố, nên Bộ chỉ huy mặt trận đã thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” và để thực hiện phương châm mới thì phải khẩn trương kéo pháo ra”.


59 năm trôi qua, nhưng các bác cựu chiến binh vẫn nhớ như in những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non” làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lầy lừng.
 

Khánh Hồng