1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Gần 100 lao động Việt Nam sống cùng cực tại Belarus vì bị nợ lương

Cầm cố nhà cửa, vay nợ ngân hàng gần 100 triệu đồng để được đi xuất khẩu lao động với hy vọng đổi đời, nhưng 98 lao động được đưa sang Belarus làm việc lại bị nợ lương nhiều tháng, chịu đói khát, phải lang bạt đi xin ăn…

Thậm chí có người đã bỏ mạng vì bệnh tật.

 

Gần 100 lao động Việt Nam sống cùng cực tại Belarus vì bị nợ lương


Nợ nần chồng chất

Đây là những lao động được Cty cổ phần IDC (địa chỉ giao dịch: phòng 506, tòa nhà Cienco1, phố Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Cty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ – INMASCO (33 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) ký hợp đồng đưa đi xuất khẩu lao động tại Belarus. Qua mạng xã hội, email và điện thoại, những người lao động (NLĐ) đang làm việc tại thành phố Minsk, Belarus đã gửi đơn kêu cứu đến Báo Lao Động & Đời sống nhờ can thiệp.

Anh Võ Văn Tám (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, anh là 1 trong 98 LĐ được Cty IDC và Cty INMASCO ký hợp đồng (HĐ) đi làm việc thời hạn 3 năm tại Belarus với mức lương 500 USD/tháng. Anh Tám là con út trong gia đình có 8 anh chị em. Cả gia đình đều làm ruộng, bố mẹ đã già. Năm 2004, được bạn bè giới thiệu, anh vay tiền đi làm biển ở Đài Loan, làm 6 tháng trời không được trả đồng lương nào, lại phải còng lưng ra trả nợ.

Về quê làm ruộng, năm 2013, qua môi giới, anh Tám lại được giới thiệu đi làm ở Belarus với lời quảng cáo “dễ làm ăn, chi phí rẻ”. Tin lời, gia đình lại chạy vạy tiền để anh xuất ngoại lần 2.

Anh được Cty INMASCO đưa đi khám sức khỏe, đặt cọc 10 triệu đồng rồi về quê chờ 3 tháng, sau đó được gọi ra Hà Nội học nghề mình đã đăng ký. “Nói là học nghề nhưng khi ra chỉ ăn chơi chứ không được đào tạo tiếng, học nghề gì cả. Được hơn 10 ngày, Cty lại cho về quê.

Đến giữa tháng 6.2013, Cty báo gần bay, lúc đó gấp quá nên gia đình đã nhờ anh chị em thế chấp nhà cửa cho ngân hàng để nộp cho Cty 3.500USD, chi phí môi giới 200USD. Nếu tính cả ăn ở, đi lại, chi phí cho chuyến đi Belarus này hết gần 100 triệu đồng. Đó là tài sản tích góp cả đời của gia đình tôi”, anh Tám nói.

Mang cả tài sản để đánh đổi, hy vọng tìm được công việc tốt nhưng khi sang Belarus, gần 100 LĐ này làm việc quần quật lại bị nợ lương, công việc không đúng như HĐ. Anh Nguyễn Văn Diệu (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, anh và nhiều LĐ khác không được làm công việc tô trát nhà như hợp đồng đã ký mà phải đi… dọn rác, làm vệ sinh công trường. Một ngày, chủ cho ăn một bữa trưa, bữa sáng và tối phải tự túc.

“Trong HĐ với Cty INMASCO ghi rõ lương 500USD/tháng, nhưng từ tháng 1-3.2014, tôi chỉ nhận được 350 USD/tháng. Tháng 4, 5, 6.2014, bảng lương các tháng lần lượt là 490USD, 770USD, 720USD nhưng chủ cứ khất và chưa trả cho tôi”, anh Diệu bức xúc.

“Tháng đầu làm mỗi ngày 12 tiếng (HĐ ghi 8 tiếng/ngày), làm cả tuần không nghỉ ngày nào (HĐ ghi 5 ngày/tuần), tôi được trả 500 USD/tháng. Đến tháng thứ 2 trở đi, anh em không tăng ca nữa, thứ 7, chủ nhật nghỉ thì không được trả lương như HĐ, mỗi tháng chỉ được từ 300-400 USD”, anh Tám nói.

Anh Nguyễn Đình Tú (quê Đức Thọ, Hà Tĩnh) cho biết, tháng nào Cty cũng trả chậm lương, từ tháng 4-7.2014, Cty không trả lương cho NLĐ. “Có người bị nợ 3 tháng, có người nợ 4 tháng, nợ nần chồng chất, ai có tiền mang theo thì xài nhưng được mấy ngày cũng hết”, anh Tú nói.

Anh Lê Quang Vinh (26 tuổi, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa) bức xúc: “Tôi được Cty IDC đưa đi. HĐ ký ngày 31.8.2013 với công việc là thợ xây dựng, mức lương tối thiểu 500USD/tháng. Từ tháng 9.2013 tới 2.2014, Cty chỉ trả 280-380 USD/tháng, giờ vẫn còn nợ tôi lương tháng 5 và tháng 6.2014.

 

Giấc mơ thiên đường biến thành địa ngục trần gian

Anh Nguyễn Tiến Vinh (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, ngày 18.8 đã có một nhóm gồm 8 NLĐ được đưa về nước, còn lại 90 người đang vật vã chờ giải quyết. “Anh em đều phải vay mượn, cầm cố nhà cửa, tình hình kiểu này, giờ có được đưa về Việt Nam cũng không biết còn nhà để ở nữa không. Tưởng đi làm sẽ đổi đời, ai ngờ giấc mơ thiên đường phút chốc biến thành địa ngục trần gian”, anh Vinh nói.

Theo lời anh Vinh, khi sang Belarus, chủ nhồi nhét gần 100 LĐ vào bốn căn phòng, mỗi phòng chỉ rộng 14m2. Từ tháng 4.2014, do chủ không thanh toán tiền lương nên anh em phải dùng tiền tích trữ dành dụm, được vài ngày rồi cũng hết.

“Khi NLĐ yêu cầu Cty thanh toán lương để mọi người có cái ăn, có sức làm việc, thay vì đáp ứng nguyện vọng chính đáng của chúng tôi, phía Cty cho xã hội đen đến bắt mọi người đi làm. Bốn thanh niên lực lưỡng, xăm trổ đầy mình, hùng hổ xách súng xông vào nhà bắt mọi người phải lập tức ra công trường. Chúng tôi sợ quá nên phải làm theo.

Không chỉ đói khổ, chúng tôi còn sống trong cảnh bệnh tật mà chẳng biết kêu ai. Vào tháng 4.2014, một công nhân (SN 1976, quê Hà Tĩnh) bị bệnh đã phải bỏ mạng nơi đất khách”, anh Tám nói.

Vì không còn tiền để mua thức ăn, từ ngày 7.7.2014, những NLĐ này đã làm đơn cầu cứu gửi lên Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus với nội dung là “Đơn xin ăn”. “Không có tiền, chúng tôi phải đi bán điện thoại, cắm đồ nhưng bây giờ không còn gì để cắm nữa, chúng tôi gửi đơn lại Đại sứ quán nhờ giúp đỡ nhưng họ trả lời rằng sẽ không giúp được gì. Không còn tiền, không có cái ăn, gần 100 LĐ phải chia từng nhóm nhỏ đi đến chợ của người Việt để xin xương gà, xương vịt và rau củ, nhóm khác đi tìm cây cỏ về nấu rồi chia nhau ăn qua ngày”, anh Nguyễn Tiến Vinh (quê Hà Tĩnh) cho hay.

Đầu tháng 8.2014, đại diện Cty INMASCO là ông Đỗ Hải Phong, đại diện Cty IDC là ông Nguyễn Trí Dũng đã sang Belarus giải quyết vụ việc và đề ra phương án. Phương án 1: Đại diện 2 Cty này yêu cầu NLĐ hoặc tiếp tục làm việc ở chỗ cũ, hoặc chuyển sang một chỗ mới với mức lương và điều kiện tương ứng, đảm bảo chỗ ăn ở, được tạm ứng lương. Phương án 2 là về nước. Còn tiền lương mà NLĐ đang bị nợ, Cty sẽ đòi lại cho NLĐ (nếu có)!

“Chúng tôi không thể nào tin và chấp nhận được. Khi chúng tôi phàn nàn về chỗ ở quá chật, ăn uống quá thiếu thốn thì được phía Cty trả lời rằng “muốn sướng thì về Việt Nam mà ở”. Sau đó, họ đưa ra HĐLĐ với Cty khác chỉ có chữ nước ngoài mà không có phần tiếng Việt và chúng tôi vẫn không được nhận lương các tháng 5, 6, 7.2014. Chúng tôi không chấp nhận, chúng tôi yêu cầu Cty bên Việt Nam phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Lúc này, Cty bên Việt Nam “cứu đói”, mỗi người 900gr gạo và 6 quả trứng”, anh Tám cho biết.

“Trong 98 LĐ, có 8 LĐ đứng ra đấu tranh đòi quyền lợi cho anh em, nhóm này đã được đưa về nước. Chúng tôi vẫn đang ở lại tiếp tục sống những ngày cùng cực nơi đất khách. Hàng ngày, tản ra đi xin ăn, bẻ trộm ngô về luộc, chia nhau ăn cho qua cơn đói. Tình cảnh của chúng tôi khốn khổ vô cùng”, anh Tám chua xót nói.

Bữa cơm hiếm hoi có được trứng và cơm trắng của NLĐ trong những ngày sống cùng cực ở Belarus

Bữa cơm hiếm hoi có được trứng và cơm trắng của NLĐ trong những ngày sống cùng cực ở Belarus

 

Giấc mơ thiên đường biến thành địa ngục trần gian

 

Anh Nguyễn Tiến Vinh (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, ngày 18.8 đã có một nhóm gồm 8 NLĐ được đưa về nước, còn lại 90 người đang vật vã chờ giải quyết. “Anh em đều phải vay mượn, cầm cố nhà cửa, tình hình kiểu này, giờ có được đưa về Việt Nam cũng không biết còn nhà để ở nữa không. Tưởng đi làm sẽ đổi đời, ai ngờ giấc mơ thiên đường phút chốc biến thành địa ngục trần gian”, anh Vinh nói.

 

Theo lời anh Vinh, khi sang Belarus, chủ nhồi nhét gần 100 LĐ vào bốn căn phòng, mỗi phòng chỉ rộng 14m2. Từ tháng 4.2014, do chủ không thanh toán tiền lương nên anh em phải dùng tiền tích trữ dành dụm, được vài ngày rồi cũng hết.

 

“Khi NLĐ yêu cầu Cty thanh toán lương để mọi người có cái ăn, có sức làm việc, thay vì đáp ứng nguyện vọng chính đáng của chúng tôi, phía Cty cho xã hội đen đến bắt mọi người đi làm. Bốn thanh niên lực lưỡng, xăm trổ đầy mình, hùng hổ xách súng xông vào nhà bắt mọi người phải lập tức ra công trường. Chúng tôi sợ quá nên phải làm theo.

 

Không chỉ đói khổ, chúng tôi còn sống trong cảnh bệnh tật mà chẳng biết kêu ai. Vào tháng 4.2014, một công nhân (SN 1976, quê Hà Tĩnh) bị bệnh đã phải bỏ mạng nơi đất khách”, anh Tám nói.

 

Vì không còn tiền để mua thức ăn, từ ngày 7.7.2014, những NLĐ này đã làm đơn cầu cứu gửi lên Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus với nội dung là “Đơn xin ăn”. “Không có tiền, chúng tôi phải đi bán điện thoại, cắm đồ nhưng bây giờ không còn gì để cắm nữa, chúng tôi gửi đơn lại Đại sứ quán nhờ giúp đỡ nhưng họ trả lời rằng sẽ không giúp được gì. Không còn tiền, không có cái ăn, gần 100 LĐ phải chia từng nhóm nhỏ đi đến chợ của người Việt để xin xương gà, xương vịt và rau củ, nhóm khác đi tìm cây cỏ về nấu rồi chia nhau ăn qua ngày”, anh Nguyễn Tiến Vinh (quê Hà Tĩnh) cho hay.

 

Đầu tháng 8.2014, đại diện Cty INMASCO là ông Đỗ Hải Phong, đại diện Cty IDC là ông Nguyễn Trí Dũng đã sang Belarus giải quyết vụ việc và đề ra phương án. Phương án 1: Đại diện 2 Cty này yêu cầu NLĐ hoặc tiếp tục làm việc ở chỗ cũ, hoặc chuyển sang một chỗ mới với mức lương và điều kiện tương ứng, đảm bảo chỗ ăn ở, được tạm ứng lương. Phương án 2 là về nước. Còn tiền lương mà NLĐ đang bị nợ, Cty sẽ đòi lại cho NLĐ (nếu có)!

 

“Chúng tôi không thể nào tin và chấp nhận được. Khi chúng tôi phàn nàn về chỗ ở quá chật, ăn uống quá thiếu thốn thì được phía Cty trả lời rằng “muốn sướng thì về Việt Nam mà ở”. Sau đó, họ đưa ra HĐLĐ với Cty khác chỉ có chữ nước ngoài mà không có phần tiếng Việt và chúng tôi vẫn không được nhận lương các tháng 5, 6, 7.2014. Chúng tôi không chấp nhận, chúng tôi yêu cầu Cty bên Việt Nam phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Lúc này, Cty bên Việt Nam “cứu đói”, mỗi người 900gr gạo và 6 quả trứng”, anh Tám cho biết.

 

“Trong 98 LĐ, có 8 LĐ đứng ra đấu tranh đòi quyền lợi cho anh em, nhóm này đã được đưa về nước. Chúng tôi vẫn đang ở lại tiếp tục sống những ngày cùng cực nơi đất khách. Hàng ngày, tản ra đi xin ăn, bẻ trộm ngô về luộc, chia nhau ăn cho qua cơn đói. Tình cảnh của chúng tôi khốn khổ vô cùng”, anh Tám chua xót nói.

 

Sẽ tìm Cty khác cho NLĐ làm

Trao đổi với PV, ông Trần Quang Toản - nhân viên Cty INMASCO thừa nhận có tình trạng Cty bên Belarus nợ lương NLĐ. Phía Cty INMASCO vẫn đang can thiệp để đòi được lương cho NLĐ nhưng phải sau 30.9 mới có kết quả. Hiện tại, NLĐ nào muốn làm việc, Cty sẽ tìm chỗ làm mới cho NLĐ, NLĐ nào muốn về thì sẽ cho về. Cty vẫn đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết cho NLĐ...

 

Theo Lê An Nhiên
 Lao động
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm