1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đừng để ngọn nến tắt

(Dân trí) - Trung thu về, chị Tuyến lại quẩy gánh đồ chơi dài thượt đi bán khắp các chợ quê quanh huyện Hoài Đức. Chợ Nhổn, chợ Trôi, chợ Đăm đầy lũ trẻ con xúm vào những thứ đồ chơi dân dã do chính tay chị làm, vẻ thích thú ra mặt...

Một không khí rộn rạo tràn từ chợ ra thôn xóm minh chứng cho sức hấp dẫn của các món đồ chơi truyền thống. Chị Tuyến hình dung lại cái thời đó với vẻ nuối tiếc khi mùa Trung thu nữa đang về.

Những món đồ chơi Trung thu của gia đình chị làm ra nay không còn được chào đón ở chính nơi làm ra nó. Nhưng may mắn thay, nó vẫn còn được rất nhiều bậc phụ huynh nơi thành thị tìm kiếm, cố gắng giới thiệu cho con cái với hi vọng khi lớn lên, chúng vẫn còn nhớ về văn hóa nguồn cội qua những trò chơi vô cùng đơn giản thể hiện sức sáng tạo của tổ tiên.

“Bụt chùa nhà không thiêng”, từ thôn Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức (Hà Nội), chị thồ xe máy ra bán hàng tại trung tâm thành phố. Đèn ông sao, ông Tiến sĩ, đèn Cá, đèn Thỏ… được Bảo tàng Dân tộc học đặt hàng và một vài ngôi nhà cổ trong Hà Nội bày bán giới thiệu cho khách du lịch. Công việc của chị vì thế vẫn suôn sẻ, dù chỉ mang tính thời vụ. Chị vẫn sống được với nghề, theo nghề, rồi truyền nghề qua mỗi dịp Trung thu.

Ở thôn Hậu Ái này, chỉ còn mình gia đình chị Tuyến làm đồ chơi truyền thống, khi xu hướng thành thị tất yếu đang gặm nhấm các vùng quê, làm biến mất những làng nghề lâu đời. Cái nghề của chị bây giờ ví như ngọn nến duy nhất còn tỏa sáng mong manh, chỉ một cơn gió nhẹ thoảng qua sẽ thổi tắt vĩnh viễn.


Đừng để ngọn nến tắt

Ở thôn Hậu Ái chỉ còn duy nhất gia đình chị Nguyễn Thị Tuyến làm nghề đồ chơi truyền thống. Chị nói rằng, nghề đã có từ 3 - 4 đời nay.

Chồng chị, anh Nguyễn Đức Khôi là người cần mẫn, chăm chỉ cùng chị làm nghề mỗi dịp Trung thu về.

Chồng chị, anh Nguyễn Đức Khôi là người cần mẫn, chăm chỉ cùng chị làm nghề mỗi dịp Trung thu về.

Chồng chị, anh Nguyễn Đức Khôi là người cần mẫn, chăm chỉ cùng chị làm nghề mỗi dịp Trung thu về.

Cậu con trai chị Tuyến đang hoàn thiện chiếc đèn ông sao trong khi đeo chiếc tai nghe nhạc tân thời.

Không chỉ làm nghề, chị còn nhận lời ra Hà Nội dạy nghề cho nhiều lớp học làm đồ chơi truyền thống.

Không chỉ làm nghề, chị còn nhận lời ra Hà Nội dạy nghề cho nhiều lớp học làm đồ chơi truyền thống.

Chiếc đèn ông sao cỡ lớn này sau khi hoàn thiện được bán với giá 120 nghìn đồng.

Chiếc đèn ông sao cỡ lớn này sau khi hoàn thiện được bán với giá 120 nghìn đồng.

Mặt ông đánh gậy trông trăng được làm bằng đất sét.

Mặt ông đánh gậy trông trăng được làm bằng đất sét.

Mặt ông đánh gậy trông trăng được làm bằng đất sét.

Với cách làm sáng tạo lợi dụng sức gió, con rối này sẽ hoạt động để trở thành "ông đánh gậy trông trăng".

Mặt ông đánh gậy trông trăng được làm bằng đất sét.

Ngoài những món đồ chơi truyền thống như: ông tiến sĩ; đèn ông sao; ông đánh gậy trông trăng; đèn con thỏ... chị Tuyến cũng sáng tạo ra một vài sản phẩm khác.

Đứa cháu của chị Tuyến đang chụp ảnh chiếc đèn ông sao để đưa lên phây (facebook).

Đứa cháu của chị Tuyến đang chụp ảnh chiếc đèn ông sao để đưa lên "phây" (facebook).

Đứa cháu của chị Tuyến đang chụp ảnh chiếc đèn ông sao để đưa lên phây (facebook).

Các sản phẩm của chị làm ra thường là có đơn đặt hàng từ Bảo tàng Dân tộc học, các ngôi nhà cổ ở trên "phố", vì thế khá ổn định và điều này tạo niềm tin cho công việc của chị.

Mặc dù đang vào vụ, nhưng sản phẩm làm ra cũng không nhiều như một số làng nghề thủ công khác.

Mặc dù đang vào vụ, nhưng sản phẩm làm ra cũng không nhiều như một số làng nghề thủ công khác.

Nơi giới thiệu sản phẩm của gia đình chị Tuyến tại đình Hồng Lạc trên phố Hàng Đào.

Nơi giới thiệu sản phẩm của gia đình chị Tuyến tại đình Hồng Lạc trên phố Hàng Đào.

Đứa cháu gái chị Tuyến đang ngủ ngon lành gần đống đèn ông sao mà chị vừa làm ra.

Đứa cháu gái chị Tuyến đang ngủ ngon lành gần đống đèn ông sao mà chị vừa làm ra.

Hữu Nghị