1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Tìm giải pháp chống "bệnh thành tích" của ngành giáo dục:

Đừng để cứ phải nói dối nhau!

"Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh vị thành tích ảo trong giáo dục, đó là báo cáo không trung thực với Đảng và Nhà nước về chất lượng thật của giáo dục" - Bộ GDĐT đã dùng những ngôn từ khá mạnh để tự "chẩn bệnh" cho ngành.

Hội thảo đổi mới công tác thi đua - khen thưởng để loại trừ bệnh thành tích - căn bệnh "nan y" của ngành giáo dục, được tổ chức "đồng loạt" tại ba miền Bắc - Trung - Nam ngày 22/8. Lần đầu tiên lãnh đạo bộ chính thức thừa nhận: "Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh đó là báo cáo không trung thực về chất lượng thật của giáo dục...". Nhiều nhà quản lý của ngành vẫn còn băn khoăn với câu hỏi, liệu đổi mới thi đua, chúng ta có còn phải nói dối nhau?

Mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng

Những nhà quản lý ngành giáo dục chỉ ra rằng: Mâu thuẫn sâu xa nhất trong ngành giáo dục mà "chúng ta đều biết" đó là mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng.

"Trong thời kỳ bao cấp, điều kiện KT- XH của đất nước còn nhiều khó khăn, song chúng ta đã mạnh dạn phát triển giáo dục với quy mô lớn, rộng khắp mong muốn mọi người đều được đi học. Chính vì vậy, chúng ta chưa kịp có đội ngũ giáo viên đủ tầm, đủ mạnh để hoàn thành sứ mạng vẻ vang cho sự nghiệp trồng người.

Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học quá nghèo nàn lạc hậu, đời sống của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta lại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực do chúng ta đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH.

Mâu thuẫn đó càng gay gắt, nếu không cho HS lên lớp, để lưu ban cũng như không cho HS đi thi vì không đủ điều kiện dự thi, không bằng đủ mọi cách cho các em tốt nghiệp ra trường thì không có chỗ cho các em ngồi học, không đủ thầy dạy... dẫn đến tiêu cực trong đánh giá, xếp loại, thi cử".

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh thành tích, không trung thực cũng đã được nhìn nhận, đó là sự phân luồng HS chưa làm được. "HS tốt nghiệp THCS những năm trước đây và hiện nay chỉ có con đường vào học THPT, các con đường khác để vào cuộc sống rất mờ nhạt. HS tốt nghiệp THPT không có việc làm... mặt khác, cơ quan, đơn vị nào tuyển dụng bất cứ lao động thô sơ, hợp đồng vụ việc nào cũng đòi hỏi có bằng tốt nghiệp THPT trở lên".

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, đó là "do những sức ép thực tiễn cuộc sống như vậy và tất nhiên còn do mối quan hệ chằng chịt giữa giáo dục với các ngành khác trong xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân nhà giáo, những cán bộ quản lý giáo dục với những người thân quen, những người có chức quyền trong xã hội, một số ít đồng nghiệp của chúng ta suy thoái đạo đức, biến chất, bị ma lực của đồng tiền mà dẫn đến bán rẻ lương tâm nhà giáo".

Chỉ tiêu thi đua không có tội

Đó là lời khẳng định của khá nhiều đại biểu tham dự hội thảo tại TPHCM. Ông Nguyễn Văn Ngoan - Phó Chánh Văn phòng Sở GDĐT tỉnh Cà Mau - cho rằng: "Nếu làm công bằng, dân chủ, đúng mức và công khai thì bệnh thành tích sẽ tự biến mất. Vấn đề là ở chỗ hiện nay thi đua của ngành giáo dục còn quá nặng nề về cảm tính. Muốn thay đổi, trước hết phải từ quan điểm của cán bộ quản lý trong ngành".

Ông Nguyễn Tiến Đạt - Chủ tịch CĐ ngành GDĐT TPHCM - phát biểu: Trong thi đua của ngành GD còn tồn tại ba điểm chính, đó là: Chỉ tiêu của ta còn duy ý chí; còn phải chịu áp lực của sự quen biết và điều thứ ba đó là năng lực quản lý trong tình trạng "lực bất tòng tâm".

Ông Hoàng Bá Cơ - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Bình đưa ra ý kiến: "Chúng ta phải thừa nhận một "ung nhọt" trong ngành giáo dục là vẫn còn "làm láo, báo cáo hay".

Điều đáng quan tâm là các địa phương mặc dù địa lý và kinh tế khác nhau, nhưng báo cáo nào cũng tốt đẹp giống nhau, trong khi thực tế không như thế. Chỉ riêng việc trường đạt chuẩn, nếu áp dụng theo tiêu chí bộ đưa ra thì rất khó đạt, thế nhưng các trường tự nâng lên để xứng tầm, thậm chí một tỉnh không có trường đạt chuẩn thì cũng tìm mọi cách để có... Bản chất cũng tại thành tích".

Giám đốc Sở GDĐT Quảng Ngãi Lê Văn Vĩnh cho rằng: "Việc thi đua khen thưởng phải thực chất, không nên máy móc áp dụng theo số lượng. Phải căn cứ theo tình hình thực tế, chẳng hạn ở khu vực miền núi, vùng xa, việc đưa học sinh đến trường không thể "đánh đồng" như ở các đô thị được.

Ở khu vực này, giáo viên tuyên truyền học sinh đến lớp là điều rất khó. Nếu xét số lượng học sinh thì các giáo viên này chẳng bao giờ được khen thưởng. Vì thế, bộ nên có định hướng khung, sau đó địa phương tùy tình hình thực tế để xây dựng các tiêu chí thi đua cho phù hợp. Có như thế, việc thi đua mới thực chất".

Vấn đề giao chỉ tiêu trong năm học 2006- 2007 để hạn chế căn bệnh thành tích được xem là nóng nhất tại cuộc hội thảo. Ông Huỳnh Văn Hoa - GĐ Sở GDĐT Đà Nẵng (địa phương đầu tiên tổ chức ký cam kết nói không với bệnh thành Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Việc các nhà quản lý ngành giáo dục cùng ngồi lại với nhau hôm nay đều nhằm mục đích để khắc phục bệnh thành tích cũng như những tiêu cực của ngành. Bởi nếu khắc phục được những tệ nạn này cũng chính là góp phần làm xã hội phát triển hơn.

Trước mắt, ngành sẽ thực hiện 4 điều, gồm: Các điều tốt: Phát huy; các điều làm được: Tiếp tục điều chỉnh để tốt hơn; các điều có hại, tiêu cực, ảnh hưởng đến ngành: Kiên quyết loại bỏ. Và cuối cùng, các điều chưa làm được, sẽ phấn đấu làm thêm ngay trong thời gian tới. Công tác thi đua với bước mở đầu là chủ đề "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục", chương trình này kéo dài đến năm 2010; sẽ được sơ kết hàng năm và báo cáo Chính phủ định kỳ.

Chúng ta cần hiểu rằng, thi đua giáo dục khác với kinh tế thị trường, bởi với giáo dục sẽ không có yếu tố cạnh tranh, sản phẩm của ngành là con người - một loại sản phẩm đặc biệt...tích) - cho biết, sở không giao các chỉ tiêu: Lên lớp; xếp loại 2 mặt (hạnh kiểm, học lực); chỉ tiêu tốt nghiệp cho các trường và các đơn vị liên quan,...

Tuy nhiên, các ý kiến đều không đồng tình với quan điểm trên với lý do, nếu không căn cứ vào chỉ tiêu thì lấy tiêu chuẩn nào để đánh giá? Chủ tịch CĐ Giáo dục Quảng Trị Nguyễn Tài Lương cho rằng: "Thi đua thì phải có so sánh, nên chỉ tiêu là mốc để so sánh. Bản thân chỉ tiêu không có gì sai trái, nhưng cách quản lý các chỉ tiêu như thế nào cho hiệu quả là vấn đề cần được bộ xem xét".

Ông Nguyễn Tấn Thắng - Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam (địa phương đầu tiên công khai vấn đề điểm kém của học sinh khi thi vào lớp 10) - phát biểu: "Nếu ngành GD chạy theo thành tích thì hậu quả sẽ rất lớn".

Theo H.Ngân - V.Tuấn - T.Uyên
Lao Động