1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Dòng người chen chân hộ tống rước kiệu Vua, kiệu Chúa

(Dân trí) - Theo các cụ cao tuổi, đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) có từ thời nhà Thục cách đây hơn 2.000 năm. Lễ rước kiệu Vua, kiệu Chúa đền Sái hàng năm thu hút hàng nghìn du khách thập phương bởi sự độc đáo ít lễ hội nào có được.

Ngày 1/3 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội diễn ra lễ hội đền Sái với sự tham gia của đông đảo dân làng và du khách thập phương.

Dòng người chen chân hộ tống rước kiệu Vua, kiệu Chúa
Theo các cụ cao tuổi, đền Sái có từ thời nhà Thục cách đây hơn 2.000 năm. Đây là ngôi đền có quan hệ mật thiết với thành Cổ Loa và đền Quán Thánh. Đền Sái được xây dựng do vua Thục thầm cảm ơn công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ - người đã giáng lâm trừ ma diệt tà giúp nhân dân phía Bắc tránh được tai họa, lại có thể yên tâm làm ăn - nên đã xây đền thờ và đặt tên là Kim Thuyết Cung.

Cụ ông Lê Duy Bút 69 tuổi được người dân cùng các cụ trong làng lựa chọn vào vai Chúa.
Cụ ông Lê Duy Bút 69 tuổi được người dân cùng các cụ trong làng lựa chọn vào vai Chúa.

Cụ ông Lê Duy Bút 69 tuổi được người dân cùng các cụ trong làng lựa chọn vào vai Chúa.

Vai Vua giả được dân làng giao cho cụ Ngô Vĩnh Ấp. Để được dân làng lựa chon, các cụ đều phải đạt tiêu chí do làng đề ra như: không vướng tang gia, gia đình nề nếp, đầy đủ vợ chồng, con cái đủ trai lẫn gái.

Cụ ông Lê Duy Bút 69 tuổi được người dân cùng các cụ trong làng lựa chọn vào vai Chúa.

Người dân thôn Thuỵ Lôi lại họp bầu chọn người ngự ghế Vua, Chúa trò (còn gọi là Thanh Giang Sứ) và bốn vị quan: Quan Thự Vệ, quan Tán Lý, quan Đề Lĩnh, quan Trấn Thủ.

Chúa diễn lại tích xưa chém ma gà để hoàn tất xây thành Cổ Loa.

Chúa diễn lại tích xưa chém ma gà để hoàn tất xây thành Cổ Loa.

Chúa diễn lại tích xưa chém ma gà để hoàn tất xây thành Cổ Loa.

Đúng 13h, lễ rước kiệu Chúa và Vua cùng các quan xuất từ đền Huyền Thiên Trấn Vũ về đình làng thôn Thụy lôi. 

Chúa diễn lại tích xưa chém ma gà để hoàn tất xây thành Cổ Loa.
Theo truyền thuyết, hằng năm cứ đến tiết xuân vua Thục lại đại hội quan quân về bái yết. Sau nhà vua thấy đại giá đi lại làm hao phí của dân nên vua giao lại cho dân làng thay mặt mình thực hành nghi vệ Thiên tử. Từ đó dân làng mới có tục rước vua, chúa vào dịp lễ hội đền Sái vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm.

Chúa diễn lại tích xưa chém ma gà để hoàn tất xây thành Cổ Loa.
Kiệu Vua và kiệu Chúa do hàng chục trai làng khỏe mạnh đảm nhiệm việc rước, cứ đi được một đoạn kiệu chúa được tung hô rồi chạy rầm rập trong không khí sôi động.

Các quan được rước bằng võng, chỉ có vua và chúa được rước bằng kiệu sơn son thếp vàng.
Các quan được rước bằng võng, chỉ có vua và chúa được rước bằng kiệu sơn son thếp vàng.

Các quan được rước bằng võng, chỉ có vua và chúa được rước bằng kiệu sơn son thếp vàng.
Lễ rước vua giả của lễ hội đền Sái thu hút rất đông khách thập phương về tham dự bởi sự độc đáo mà ít lễ hội nào có được.

Hữu Nghị


Hữu Nghị