Đội quân hành khất nhếch nhác cửa chùa đầu năm
(Dân trí) - Ngày tết, người dân thường tìm đến cửa Phật cầu may mắn, tốt lành cho cả năm. Lợi dụng lòng nhân của khách đi chùa, hàng trăm hành khất chầu chực la liệt, khiến nhiều ngôi chùa lớn trở nên nhếch nhác.
Sư giả lợi dụng tín ngưỡng khất thực người dân đến chùa lễ Phật vào ban đêm cũng nhiều hơn
Chị Nguyễn Hoàng Phương (ngụ Q. Bình Thạnh) than phiền: “Tết này nhà tôi có mấy anh em từ Hà Nội vào thăm, cùng nhau đi chùa thắp hương đầu năm. Thấy một người nhếch nhác quá, tôi định cho tiền, ngờ đâu hàng chục cánh tay chìa ra. Lúc đó tôi không biết phải làm sao, chỉ cảm thấy xấu hổ với người thân ở xa tới”.
Hàng năm cứ đến ngày lễ, ngày tết tượng đài Quán Thế Âm Bồ Tát, đặt tại núi Tứ Tượng, thôn Bằng Lăng, Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế, lại có hàng nghìn người đến để dâng hương, cầu phúc. Đây cũng là dịp để cho hàng trăm hành khất đến có dịp “kiếm chác”, biến nơi linh thiêng, thanh tịnh thành chỗ “làm ăn” của họ.
Từ dưới chân cầu thang đã xuất hiện từng tốp người, già có, trẻ có, người mù, người tàn tật đến cả những người trung niên khỏe mạnh, tất cả có đến cả trăm người. Đáng thương hơn là những đứa trẻ chưa biết gì, nhưng cũng bị mẹ lợi dụng bồng bế đến đây để dàn cảnh khổ, xin ăn cho dễ. Dọc hai bên, những hành khất này xuất hiện từng tốp từ dưới chân cầu thang lên đến tượng. Từng tốp người ngồi bên đường để xin ăn. (Ảnh: Thiên Thư)
Hễ có vị khách nào đi qua là họ liền dơ đồ nghề ra xin, khi có người cho tiền là những đứa trẻ 5 đến 10 tuổi không biết từ đâu lại chạy đến để bủa vây vị khách đó xin tiền. Họ thường liên kết với nhau, ngồi từng nhóm một để: Cho người này, mà không cho người kia thì khó coi và cũng khó mà tránh được những lời xin xỏ luôn miệng của họ.
Đội ngũ ăn xin ở đây, không chỉ là những người lớn tuổi mà trẻ em cũng xuất hiện rất nhiều, hầu hết các em không ngồi chung với người lớn mà chỉ đi lang thang. Khi nào thấy có người cho tiền là cả lũ bắt đầu chạy lại đứa thì giơ tay, đứa thì xòe mũ ra để xin… Thiên Thư |
Hoài Lương