1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Thanh Hóa:

Độc đáo phiên chợ lưu hành cùng lúc 2 loại tiền

(Dân trí) - Hơn 20 năm qua, cứ đến ngày thứ 7 hàng tuần, người dân hai nước Việt - Lào lại tụ họp về phiên chợ Na Mèo nơi vùng biên giới để buôn bán và giao lưu văn hóa. Phiên chợ cuối cùng trong năm nhộn nhịp hơn và tràn ngập sắc xuân.

Độc đáo phiên chợ lưu hành cùng lúc 2 loại tiền

Cách thành phố Thanh Hóa gần 200km về phía Tây, chợ Na Mèo nằm giáp đường biên giới Việt - Lào, đây là địa điểm giao thương hàng hóa và giao lưu văn hóa giữa người dân huyện Quan Sơn và huyện Viêng Xay (Lào).

Nơi đây xưa kia là địa điểm buôn bán nhỏ lẻ của bà con các dân tộc thiểu số vùng biên giới. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế và cửa khẩu Na Mèo được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế thì chợ Na Mèo ngày càng nhộn nhịp hơn, hàng hóa phong phú, lượng người giao thương cũng ngày một đông hơn.

Chợ cửa khẩu Na Mèo
Chợ cửa khẩu Na Mèo

Nét đặc trưng của chợ là mỗi tuần chỉ họp một phiên duy nhất vào sáng thứ 7. Hàng hoá chủ yếu là các sản vật địa phương được nhân dân quanh khu vực của hai nước Việt - Lào mang đến để trao đổi. Trước đó, từ chiều thứ Sáu, đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Mường… từ khắp các nẻo đường, các bản làng xa xôi như: Mùa Xuân, Xía Nọi, Ché Lầu, bản Khà… lại vượt suối, băng rừng xuống trung tâm bản Na Mèo để kịp dự phiên chợ cuối cùng của năm.

Những năm gần đây, giao thông đi lại thuận lợi nên chợ thu hút người dân từ huyện Quan Hóa cũng như các thương lái từ miền xuôi đến chợ tham gia buôn bán. Không chỉ có người Việt mà chợ Na Mèo còn thu hút cả cư dân huyện Viêng Xay - Lào đến mua bán, trao đổi hàng hóa.

Tại đây, có hai loại tiền đồng thời cùng được lưu hành là tiền Việt Nam đồng và tiền Kíp Lào. Tại phiên chợ, việc thanh toán bằng đồng tiền nào cũng được chấp nhận. Nhiều người chưa hiểu ngôn ngữ của nhau thì chỉ cần ra hiệu là có thể mua bán, trao đổi những mặt hàng cần thiết.

Phiên chợ cuối cùng trong năm diễn ra ngày 6/2 (tức ngày 28 Tết) trong tiết trời xuân rộn ràng, khi cây mơ, cây đào đã bung nở, mùa màng trên nương cũng đã được thu hoạch xong. Là phiên chợ cuối cùng trong năm nên thu hút người đi chợ đông hơn, lượng hàng hóa phong phú, đa dạng hơn nhưng phần lớn vẫn là những sản phẩm “cây nhà, lá vườn” được bà con các dân tộc mang đến chợ buôn bán, trao đổi.

Hàng hóa tại phiên chợ Na Mèo chủ yếu là những sản vật địa phương
Hàng hóa tại phiên chợ Na Mèo chủ yếu là những sản vật địa phương

Chị Hà Thị Thanh, ở bản Sộp Huối, xã Na Mèo tâm sự: “Gần như tuần nào mình cũng đi chợ Na Mèo. Hôm nay là phiên chợ cuối cùng trong năm nên rất nhộn nhịp, vui lắm. Mình đi mua sắm một số thứ chuẩn bị cho Tết thôi”.

Đến chợ Na Mèo, cảm nhận đầu tiên đó là sự thoải mái, nhẹ nhàng và hầu như không có việc mặc cả hay trả giá. Thuận mua, vừa bán, mọi người đều rất vui vẻ với nhau.

Chợ Na Mèo không đơn thuần là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của thanh niên nam nữ từ các bản làng xa xôi.

Giỏ đựng cơm do bà con tự làm ra đem đến chợ bán
Giỏ đựng cơm do bà con tự làm ra đem đến chợ bán
Món chân gà nướng được nhiều người ưa thích
Món chân gà nướng được nhiều người ưa thích
Lợn cắp nách
Lợn cắp nách
Phiên chợ lưu hành cùng một lúc 2 loại tiền
Phiên chợ lưu hành cùng một lúc 2 loại tiền
Vải truyền thống của bà con dân tộc thiểu số
Vải truyền thống của bà con dân tộc thiểu số

Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm